Là một nhà thiết kế & sáng tạo bạn cần nguồn lực và những kỹ năng nào? Hãy tham khảo các thông tin dưới đây nhé!
Phần mềm thiết kế
Tất nhiên rồi, điều quan trọng đầu tiên mà một designer cần biết đó là là sử dụng thành thạo một hoặc một vài phần mềm thiết kế. Tùy thuộc vào loại dự án cần hoàn thành, các nhà thiết kế đồ họa sẽ cần các kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế khác nhau.
Ví dụ: nếu bạn đang tìm cách tạo mô hình và nguyên mẫu, bạn sẽ cần kỹ năng thiết kế Trải nghiệm người dùng (UX), biết sử dụng các công cụ như Figma hoặc InVision. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn xây dựng một trang web, bạn sẽ cần sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế web như Adobe Photoshop, Sketch,.. Đối với các dự án sản xuất in ấn, cần kỹ năng sử dụng Illustrator và InDesign. Không một nhà thiết kế nào biết tất cả các công cụ thiết kế hiện có, bởi vì có quá nhiều và sẽ cần rất nhiều thời gian để thành thạo. Đó là lý do tại sao đầu tiên điều quan trọng là phải xác định loại công việc thiết kế nào bạn muốn phát triển nghề nghiệp.
Nguyên tắc thiết kế
Kỹ năng cần thiết tiếp theo đối với các nhà thiết kế đồ họa là kiến thức về các nguyên tắc thiết kế. Cho dù đó là công việc chỉnh sửa ảnh, thiết kế in ấn hay thiết kế kỹ thuật số, việc nắm chắc bộ nguyên tắc này thực sự thể hiện kỹ năng của nhà thiết kế. Một số nguyên tắc thiết kế đồ họa quan trọng bao gồm:
- Thống nhất (Unity)
- Cân bằng (Balance)
- Hệ thống cấp bậc (Hierarchy)
- Tính tương phản (Contrast)
- Nhấn mạnh (Emphasis)
- Tỷ lệ (Scale)
- Sự lặp lại (Repetition)
- Bố cục và căn chỉnh (Composition & Alignment)
- Chuyển động mắt (Eye movement)
- Đối xứng/Bất đối xứng (Symmetry/Asymmetry)
- …
Lên ý tưởng
Đây là kỹ năng tiếp theo trong danh sách các kỹ năng thiết kế mà nhà thiết kế sáng tạo phải có, đó là kỹ năng lên ý tưởng. Các nhà thiết kế cần có khả năng đưa ra những ý tưởng và khái niệm mới. Nhiều khả năng người thiết kế sáng tạo sẽ cần được hướng dẫn để hiểu chi tiết về nhóm sản phẩm từ đó đưa ý tưởng sáng tạo sát thực tế. Đó là lý do tại sao các nhà thiết kế cần phải có những công cụ và phương pháp nghiên cứu khác nhau cũng như quy trình Tư duy thiết kế để giúp lên “cấu trúc sự sáng tạo” cũng như đánh giá và triển khai ý tưởng tốt hơn. Nếu bạn là một nhà thiết kế đồ họa, hãy ghi nhớ điều này, bởi vì kỹ năng lập ý tưởng và nghiên cứu rất quan trọng khi được tuyển dụng.
Sáng tạo
Sự sáng tạo rõ ràng là chìa khóa khi làm việc với tư cách là một nhà thiết kế đồ họa trong bất kỳ dự án nào. Nhưng có nhiều thứ phải sáng tạo hơn là chỉ thỉnh thoảng có những ý tưởng tuyệt vời. Khi thiết kế đồ họa là nghề nghiệp chính của bạn và bạn làm việc trên nhiều dự án với nhiều khách hàng khác nhau, bạn cần phải có một quy trình để giúp bạn tập trung tư duy sáng tạo của mình. Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những nhà thiết kế đồ họa có tư duy sáng tạo và có một quy trình cho phép “đẻ” ra ý tưởng liên tục, không chỉ thông qua những “ý tưởng sáng tạo đột xuất”.
Giao tiếp
Giao tiếp là chìa khóa cho hoạt động của mọi công ty trong bất kỳ ngành nghề nào. Đó là cách duy nhất để đạt được kết quả và hoàn thành dự án đúng thời hạn. Kỹ năng này cũng rất cần trong công việc thiết kế. Mỗi nhà thiết kế đồ họa cần biết cách giao tiếp với khách hàng, ban giám đốc và những người khác tại công ty. Để tạo ra thứ gì đó mang lại giá trị thực sự cho doanh nghiệp, các nhà thiết kế đồ họa cần phải giao tiếp với nhà tuyển dụng, quản lý nhóm và các thành viên khác trong nhóm để nhận được ý kiến đóng góp. Đó là lý do tại sao kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với các nhà thiết kế .
Giao tiếp bằng hình ảnh
Bên cạnh giao tiếp, còn có một kiểu giao tiếp được là “giao tiếp bằng hình ảnh”. Cụ thể là, một kỹ năng quan trọng trong bộ kỹ năng của nhà thiết kế là biết cách sử dụng hình ảnh, kiểu chữ và các công cụ khác để khiến người xem “nhận thức đúng về thông điệp”. Về cơ bản, các nhà thiết kế cần có khả năng giao tiếp thông qua công việc của mình. Mỗi khi designer thay đổi màu sắc trên bản in hoặc trên một nút chức năng trên giao diện người dùng thì cũng có nghĩa là đang thông báo sự thay đổi mà người dùng sẽ nhận được. Một số hình dạng và màu sắc có ý nghĩa rất cụ thể đối với các đối tượng mục tiêu khác nhau và do đó, nhà thiết kế nên hiểu rõ để có thể thực hiện đúng.
Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề có thể là kỹ năng quan trọng nhất trong số tất cả các kỹ năng thiết kế đồ họa, bên cạnh việc sử dụng thành thạo Adobe Illustrator, Adobe Photoshop, Sketch.. hoặc các phần mềm thiết kế khác. Đó là bởi vì tất cả các sản phẩm kỹ thuật số đều cần phải giải quyết vấn đề của khách hàng. Khi khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm của bạn, họ đang có một nhu cầu cụ thể. Nếu bạn không giúp họ giải quyết được vấn đề, họ sẽ chuyển sang tìm người khác. Đó là lý do tại sao giải quyết vấn đề nên nằm trong bộ kỹ năng thiết kế đồ họa.
Thiết kế trải nghiệm người dùng
Thiết kế Trải nghiệm người dùng bao gồm nghiên cứu thị trường và trải nghiệm người dùng, lên ý tưởng, tạo mẫu cũng như thử nghiệm. Mọi chuyên gia thiết kế đồ họa đều nên có những kỹ năng đó, ngay cả khi công việc chỉ là tạo quảng cáo cho các phương tiện truyền thông xã hội. Việc có thể nghiên cứu và phân tích các “phát hiện có ý nghĩa đối với người dùng” là rất quan trọng không chỉ đối với thiết kế web hay thiết kế giao diện phần mềm trên thiết bị di động mà còn cần cả khi thiết kế các sản phẩm vật lý. Các nhà thiết kế có nhiều kinh nghiệm với thiết kế UX cũng sẽ có các quy trình tuyệt vời để tạo ra các ý tưởng có thể thực sự hữu ích cho nhóm.
Làm việc nhóm
Hầu hết công việc thiết kế không dừng lại sau khi phương án thiết kế cuối cùng được chọn và hoàn thành. Tiếp đó có thể sẽ là mã hóa file thiết kế, xuất bản hoặc in ấn. Vì vậy, các nhà thiết kế cần có khả năng làm việc cùng với những người còn lại trong nhóm hoặc với các nhà thầu bên ngoài để đảm bảo thiết kế của họ được xử lý tốt. Đặc biệt khi nói đến thiết kế kỹ thuật số, một nhà thiết kế cần phải thực sự tham gia vào quá trình phát triển. Mặc dù nhà thiết kế không cần biết HTML, CSS hoặc các ngôn ngữ lập trình khác, nhưng có vai trò quan trọng để hỗ trợ các nhà phát triển hoàn thiện toàn bộ quy trình thiết kế.
Quản lý thời gian
Nằm cuối cùng trong danh sách các kỹ năng thiết kế đồ họa cần phải là kỹ năng quản lý thời gian. Nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm kỹ năng này khi tuyển dụng cho nhiều vị trí công việc khác nhau. Như trong hầu hết mọi nghề nghiệp, quản lý thời gian là kỹ năng rất quan trọng đối với các nhà thiết kế đồ họa. Việc luôn “vắt óc” sáng tạo và làm việc liên tục với công cụ thiết kế trước màn hình máy có thể làm cơ thể mệt mỏi và cảm giác đơn điệu. Vì vậy, các nhà thiết kế phải có khả năng quản lý thời gian theo cách để vừa hoàn thành công việc trong khi vẫn cởi mở với những ý tưởng mới và những thay đổi tiềm năng trong dự án. Bởi vì, thành thật mà nói, các yêu cầu khách hàng thường thay đổi liên tục.
Hi vọng rằng với các chia sẻ trải nghiệm và hướng dẫn sử dụng các nguồn tài nguyên thiết kế đồ họa, các công cụ thiết kế đồ họa dành cho người bắt đầu, nghiệp dư hay chuyên nghiệp trên blog sẽ giúp ích cho công việc của bạn.
Top Reviews
- Đánh giá Affinity Designer – Phần mềm thay thế Adobe Illustrator
- Affinity Photo và Affinity Designer là gì? Phần mềm thay thế Photoshop
- Milanote là gì? Cách đăng ký, sử dụng Milanote lifetime
- Hướng dẫn sử dụng Powtoon để thiết kế video marketing
- Hướng dẫn sử dụng Doodly chi tiết
- Phần mềm VideoScribe Pro 2023 – Đánh giá chia sẻ trải nghiệm
- Phần mềm chỉnh sửa video Wonderershare Filmora có tốt không?
- Freepik, Pikbest, PNGtree & LovePik review | Hỗ trợ tải file premium free
- Powtoon review: Nền tảng tạo video truyền thông chuyên nghiệp
- Pitch Deck Presentation là gì? Share Best Pitch Deck Templates
- Slidesgo là gì? Chia sẻ Google Slides, PowerPoint templates
- Tạo slideshow online miễn phí, chuyên nghiệp với InVideo.io
- Cách làm ảnh thumbnail (hình thu nhỏ) với Canva
- Cách tạo Landing Page cho website với Canva
- Cách làm quotes đẹp bằng phần mềm Canva Pro
- Công cụ thiết kế online nào tốt hơn Canva? So sánh chi tiết
- Visme là gì? Visme vs Canva: công cụ nào thiết kế Infographic tốt hơn?
- Chọn ứng dụng thiết kế infographic nào? Piktochart, Canva hay Visme
- Cách làm video TikTok với Canva chỉ trong 5 phút
- Snappa là gì? Review tài khoản Snappa: tương tự Canva?
- 3 nhược điểm khi nâng cấp Canva Pro theo nhóm | Canva Pro team
- Cách kiếm tiền với Canva: Canva Contributor & Canva Creators
- Khoá Học Adobe Illustrator miễn phí, từ Cơ Bản đến Nâng Cao
- Slidebean AI, tự động chọn mẫu thiết kế slide chuyên nghiệp
- Adobe Creative Cloud Express review tốt như Canva?
- Shutterstock là gì? Cách đăng ký tài khoản Shutterstock miễn phí
- Freepik là gì? Cách tải Freepik premium miễn phí 2024
- Elementor là gì? Kích hoạt, active plugin Elementor Pro
- Hướng dẫn sử dụng InVideo.io: Text To Video | Tự động tạo Video từ Văn bản
- Hướng dẫn dùng tài khoản Slidesgo Premium cho người mới bắt đầu
- Cách tạo một bài thuyết trình trên Canva | Thu hút. Ấn tượng
- Cách làm infographic nhanh, chuyên nghiệp với tài khoản Infograpia
- Thiết kế ảnh online không cần cài phần mềm với Canva
- Domestika là gì? Chia sẻ khóa học Domestika miễn phí
- Epidemic Sound là gì? Review, chia sẻ tài khoản Epidemic Sound
- Wave.video là gì? Review, chia sẻ tài khoản Wave.video | Online video maker
- Hướng dẫn cách làm video tuyển dụng chi tiết với Toonly 2022
- Cách làm bài thuyết trình vô cùng mới lạ với tài khoản Prezi
- Pixlr là gì? Review & chia sẻ trải nghiệm ứng dụng chỉnh sửa ảnh Pixlr Pro
- Có cần sử dụng Cơ sở dữ liệu NoSQL trong Phân tích dữ liệu không?
- Những lợi ích khi sử dụng tài khoản Motion Array premium 2022
- Cách tạo CV online chuyên nghiệp với ứng dụng thiết kế Canva
- Lovepik là gì? Có thể tải file LovePik premium miễn phí vĩnh viễn không?
- Cách thiết kế flyer bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh Canva
- Review tài khoản Crello | VistaCreate: tốt hơn Canva?
- Adobe Spark là gì?
- FlexClip review: Thiết kế video online với kho templates đẹp
- Doodly là gì? Đánh giá phần mềm làm video doodle: Doodly 2022
- Những thông tin bạn cần biết về Toonly: phần mềm làm video hoạt hình giải thích
- Nâng cấp phần mềm Adobe Creative Cloud bản quyền (7/2022)