Review, so sánh tài khoản ProwritingAid premium vs Grammarly

Ưu đãi tài khoản premium miễn phí/giá rẻ

 

Hai công cụ kiểm tra ngữ pháp và hoàn thiện kỹ năng viết tiếng Anh mà mình thường xuyên sử dụng đó là Grammarly và ProWritingAid.

Bài viết này mình xin đánh giá, trải nghiệm sử dụng nhanh tài khoản ProWritingAid free và premium, so sánh với Grammarly.

Mình có chia sẻ cách tối ưu sử dụng ProwritingAid premium để đạt hiệu quả cao nhất (sau rất nhiều thời gian “mày mò”) ở bài viết: Hướng dẫn sử dụng ProWritingAid premium chi tiết & Miễn phí.

Giới thiệu về tài khoản ProWritingAid

Với dân học tiếng Anh ở Việt Nam, có lẽ ngoài kỹ năng nghe ra thì kỹ năng viết là điều khiến chúng ta lo sợ nhất. Đặc biệt là với những bạn thường xuyên phải làm việc bằng tiếng Anh như viết email, viết bài luận, viết báo cáo,…

Để khắc phục những nhược điểm về ngữ pháp, câu từ khi viết tiếng Anh, nhiều bạn tìm đến những công cụ hỗ trợ chỉnh sửa văn bản tiếng Anh như Grammarly – vốn đã quá nổi tiếng khi được rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng mạng đánh giá cao. Tuy nhiên, hôm nay, để mình giới thiệu với bạn một công cụ khác cũng tuyệt vời không kém Grammarly đâu nhé, đó chính là ProWritingAid.

Tài khoản Grammarly Premium: Đánh giá, chia sẻ cách sử dụng và lưu ý quan trọng trước khi mua tài khoản premium

ProWritingAid là gì?

ProWritingAid là một công cụ phần mềm kiểm tra ngữ pháp, hoàn thiện văn bản tiếng Anh tương tự như Grammarly. 

Bạn có thể sử dụng ProWritingAid để sửa lỗi sai trong các bài viết tiếng Anh. Bạn cũng có thể dùng chương trình này để kiểm tra lỗi của một chiếc email dài ngoằng gửi sếp, một bài luận 5000 chữ gửi thầy cô hay chỉ đơn giản là kiểm tra thử fanfic nhỏ kia viết có đúng chính tả hay không,… Dù là phong cách viết như thế nào, từ sáng tạo như tiểu thuyết hay chắc chắn như các văn bản học thuật, ProWritingAid đều có thể giúp bạn. 

Xem thêm: Cách cài đặt QuillBot để sử dụng ở bất cứ đâu – Quick Install Guide

Review tài khoản ProWritingAid

Bạn có thể sử dụng ProWritingAid để sửa lỗi sai trong các bài viết tiếng Anh.
Bạn có thể sử dụng ProWritingAid để sửa lỗi sai trong các bài viết tiếng Anh.

Đầu tiên, chính là ở sự đa dạng các chỉ số phân tích.

ProwritingAid cung cấp rất nhiều chỉ số đánh giá văn bản
ProwritingAid cung cấp rất nhiều chỉ số đánh giá văn bản

Nếu như ở Grammarly chỉ đơn giản thông báo cho bạn bài viết của bạn có chính xác không, độ rõ ràng ra sao, tính liên kết và truyền tải mục đích thế nào rồi đề xuất các giải pháp chỉnh sửa ngữ pháp, câu từ, dấu câu thì ProWritingAid còn làm được nhiều hơn thế với 25 danh mục chuyên dùng để phân tích văn bản. Và tất nhiên, mỗi mục đều vô cùng hữu ích rồi. 

ProWritingAid có đa dạng các chỉ số phân tích
ProWritingAid có đa dạng các chỉ số phân tích

Ở đây mình thử tải lên một bài luận mình viết cho lớp học phân tích tình hình doanh nghiệp lên ProWritingAid. Và thật bất ngờ, cách mà ProWritingAid đề xuất mình sửa chi tiết, dễ hiểu và tận tâm như một gia sư ngoài đời thực. Bạn xem này:

ProWritingAid phân tích văn bản khá chi tiết, làm mình thực sự ngạc nhiên.
ProWritingAid phân tích văn bản khá chi tiết, làm mình thực sự ngạc nhiên.

Thú thực là mình không nghĩ bài viết mình lại có những 68 lỗi cần và nên sửa như vậy đâu. Nhưng hãy xem nhé, màu xanh dương là lỗi ngữ pháp, gồm 31 lỗi, màu vàng là lỗi hành văn sai văn phong gồm 28 lỗi, màu đỏ là lỗi chính tả với 4 lỗi, và cuối cùng là màu tím với lỗi dùng câu bị động gồm 5 chỗ. Vì sao mình nhấn mạnh màu sắc ở đây?

Bởi chỉ cần dựa vào màu, khi đọc lại bài, bạn sẽ nhận ra rõ hơn tại sao mình mắc lỗi này và vì sao nên sửa lại. 

ProWritingAid thông báo lỗi dựa trên màu sắc, khá giống với Grammarly.
ProWritingAid thông báo lỗi dựa trên màu sắc, khá giống với Grammarly.

Chẳng hạn như ở câu “their products are made in Bangladesh”. Thực chất câu này không sai nhưng tại sao ProWritingAid lại đánh giá cõ lỗi tím (lỗi passive)?

Theo như họ giải thích, nếu dùng cấu trúc bị động ở đây sẽ khiến câu nghe không tự nhiên cho lắm, làm bài văn trở nên thụ động và thiếu năng động hơn, do đó, ở đây, nên dùng thể chủ động (active) sẽ hay hơn.

Họ cũng đưa ra cho mình 4 đề xuất, theo mình đánh giá thì cả 4 đề xuất này đều rất hay, khi áp vô câu của mình và đọc toàn thể nguyên đoạn thì nghe tự nhiên hơn rất nhiều.

Xem thêm: Nichesss là gì? Hướng dẫn sử dụng Nichesss – AI Marketing Copy Generator

Ngoài ra, nếu bạn có là fan của mạng xã hội reddit và thường xin lời khuyên trên đó thì chắc cũng đã lướt qua vài bài post về ProWritingAid rồi đúng không?

Mình cũng vậy, dù sao thì mình cũng cần phải dùng tiếng Anh mỗi ngày để học và làm việc, cho nên, một khi đã dùng là mình thích dùng đầy đủ chức năng của nó, nên ngay sau khi dùng bản miễn phí thấy khá ổn định, mình thường sẽ suy nghĩ đến việc nâng cấp lên premium. 

Có thể bạn quan tâm: Tài khoản Linguix – lựa chọn thay thế Grammarly?

Trước đó, mình có lên reddit xin review, thấy đa số mọi người đều đánh giá cao khả năng đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phân tích xem bạn dùng từ đúng chưa hay dùng quá nhiều từ nghĩa gần giống nhau trong bài hơn là chức năng ngữ pháp của ứng dụng. Và sau khi kiểm tra bằng bài viết của bản thân, mình đồng ý với những ý kiến đó của cộng đồng “đít đỏ”.

Chẳng hạn như ở đây, mình dùng chữ “authencity” nhờ Google Translation mà không thèm kiểm tra lại nó đúng chính tả hay không, và tất nhiên, ProWritingAid phát hiện ra, sai hoàn toàn. Từ đúng phải là “authenticity”. Và để đa dạng đề xuất, công cụ này còn đề xuất thêm tính từ của authenticity là “authentic” cho mình, kèm thêm 3 đề xuất khác không liên quan lắm đến nghĩa nhưng đọc cũng hơi na ná…cho chắc ăn. 

Bạn có thể sử dụng đề xuất chỉnh sửa từ ProWritingAid hoặc không.
Bạn có thể sử dụng đề xuất chỉnh sửa từ ProWritingAid hoặc không.

Và thêm ví dụ này, với lỗi sai màu vàng (style issue), thì “more than 60%” không sai nhưng để người đọc hiểu rõ ý hơn và bài đọc truyền tải thông điệp rõ hơn thì “over 60%” sẽ ổn hơn nhiều. 

Ngoài ra, với người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì việc vốn từ bị hạn chế là điều không thể chối cãi. Do đó, trong bài viết, việc mình lặp đi lặp lại nhiều từ là điều khó tránh khỏi. 

ProWritingAid đề xuất sửa lỗi lặp từ.
ProWritingAid đề xuất sửa lỗi lặp từ.

Vì lẽ đó, mục “repeats check” này được mình tận dụng tối đa để kiểm soát xem có những từ nào được lặp lại và lặp bao nhiêu lần. Từ đó rà soát lại xem việc lặp từ đó có hợp lý không để bắt đầu chỉnh sửa. 

Dù rằng chức năng phát hiện câu dài, từ vựng lặp, đề xuất từ mới của ProWritingAid rất nổi bật và được đánh giá khá cao nhưng không vì thế mà khả năng phát hiện lỗi ngữ pháp của nó kém đâu nhé.

ProWritingAid giúp bạn sửa các câu dài khá là "ngon nghẻ"
ProWritingAid giúp bạn sửa các câu dài khá là “ngon nghẻ”

Ở bài viết của mình có một câu rất dài, nếu đọc lướt qua sẽ không thấy có lỗi gì nhưng ProWritingAid vẫn có thể dễ dàng nhận ra câu đó của mình vốn không đúng ngữ pháp khi thiếu đi động từ. Do đó, nó vẫn dính lỗi ngữ pháp như thường. Ở đây, bởi thiếu đi động từ nên câu vốn không rõ nghĩa, thế nên ProWritingAid không thể đề xuất chỉnh sửa cho mình, phải tự thân vận động thôi.

Xem thêm: QuillBot vs Grammarly: Công cụ nào check ngữ pháp tốt hơn?

Đặc biệt, ngoài các danh mục cơ bản như kiểm tra đạo văn (plagiarism), kiểm tra cấu trúc câu (structure), kiểm tra ngữ pháp (grammar), độ lặp từ (repeat), khả năng đọc hiểu tốt hay không (readability) thì ProWritingAid còn tích hợp chức năng kiểm tra độ rập khuôn (clichés) của văn bản.

Điều này theo mình là khá hay ho bởi theo thói quen vốn được hình thành từ khi viết văn phân tích thơ, truyện hồi học trung học cơ sở, mình viết tiếng Anh hay bị hoa mỹ, dùng nhiều câu khá sáo rỗng. Và điều này thì không phù hợp với văn phong Anh Mỹ hay Anh Anh chút nào rồi. Do đó, chức năng clichés này đặc biệt hữu ích với mình.

Đề xuất sửa thành ngữ trên tài khoản ProWritingAid
Đề xuất sửa thành ngữ trên tài khoản ProWritingAid

Tiếp theo, điều mình thích ở ProWritingAid chính là tốc độ. Bài viết mình lấy làm ví dụ để sử dụng ProWritingAid có độ dài là 2000 từ, nhưng chưa đầy 1 phút, chương trình đã phân tích xong rồi. Mình nói là chưa đầy một phút nhưng có khi là 30 giây hoặc ngắn hơn ấy chứ. 

Tuy nhiên, nếu bạn viết fanfic hay tiểu thuyết bằng tiếng Anh với số lượng từ lên đến mấy trăm ngàn thì mình khuyên bạn, nên tách ra kiểm tra theo từng chương, hoặc từng phần nếu bạn muốn duy trì sử dụng phiên bản miễn phí. Nhưng nếu bạn nâng cấp lên phiên bản premium thì vẫn nên chia nhỏ ra từng chương nhé, bởi nếu tải nguyên cuốn tiểu thuyết lên thì chắc phải mất 15 hoặc 30 phút có hơn ProWritingAid mới có thể kiểm tra xong cho bạn đấy. Và mình chắc cú, các phần mềm khác cũng tương tự mà thôi.

Có thể bạn quan tâm: CopySmith công cụ tự động tạo nội dung sử dụng trí tuệ nhân tạo

Bạn có nên mua tài khoản ProWritingAid?

Xét về tổng thể, dù mình đang sử dụng Grammarly phiên bản premium nhưng khi trải nghiệm ProWritingAid thì mình nghĩ, có lẽ nên sử dụng thêm cả ProWritingAid pro nữa cho đủ bộ.

ProwritingAid Pro cung cấp các gợi ý chỉnh sửa văn bản tương đương Grammarly
ProwritingAid Pro cung cấp các gợi ý chỉnh sửa văn bản tương đương Grammarly

Bạn biết đấy, mỗi phần mềm sẽ có những ưu nhược điểm riêng cũng như khi bạn muốn vẽ một bức tranh bằng chì, đâu thể nào chỉ cần mỗi chì mà quên đi cục tẩy. Do đó, bạn có thể dùng Grammarly cho những văn bản cần ngữ pháp chuyên sâu, và dùng ProWritingAid để kiểm tra lại xem từ vựng, câu cú, dấu câu đã đúng chưa.

Tất tần tật về Grammarly: cách đăng ký, cách sử dụng trên di động, máy tính, trình duyệt…

ProWritingAid vs Grammarly

Giữa Grammarly và ProWritingAid nên sử dụng cái nào?

Theo quan điểm cá nhân của mình, nếu bạn đang là học sinh, sinh viên hay thậm chí là người đi làm mà đang học tiếng Anh, chưa ổn với ngữ pháp và cả từ vựng thì ProWritingAid sẽ là lựa chọn thích hợp hơn khi nó có tích hợp cả giải thích mỗi khi sửa lỗi. Nhờ vậy, bạn có thể học được từ những lỗi sai của bản thân và rút kinh nghiệm cho lần sau.

Bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm phiên bản free của ProWritingAid mà không cần nâng cấp lên Premium, nhưng để thực sự tận dụng được mọi tính năng của nó cũng như tiết kiệm thời gian của bạn, mình vẫn khuyên bạn nên sử dụng bản Pre.

Dù sao thì, tính tiền ra mỗi ngày cho một công cụ chỉnh sửa bài viết tiếng Anh, giải thích lỗi sai như ProWritingAid có khi còn không bằng một ly trà sữa ấy chứ. 

ProwritingAid cung cấp RẤT NHIỀU chỉ số đánh giá văn bản và vượt trội hơn hẳn Grammarly. Ngoài ra ProwritingAid cũng cung cấp báo cáo đánh giá sử dụng của người dùng tương tự như Grammarly.

Một phần báo cáo trực quan đánh giá sử dụng người dùng của ProWritingAid được gửi vào tài khoản của mình
Một phần báo cáo trực quan đánh giá sử dụng người dùng của ProWritingAid được gửi vào tài khoản của mình

Ngoài ra tính năng kiểm tra đạo văn trên tài khoản ProWritingAid Premium cũng rất tốt nhưng khá đắt, giới hạn số lượt check hàng tháng. Mình sẽ review chi tiết tính năng check đạo văn này trong lần cập nhật nội dung bài viết này sắp tới.

Với một mức phí hợp lý hơn, để kiểm tra đạo văn, ngoài Grammarly bạn có thể sử dụng Turnitin, CopyScape. Mình có chia sẻ trải nghiệm và hướng dẫn sử dụng 2 công cụ check đạo văn hàng đầu này ở bài viết dưới đây.

Mong bạn sẽ ngày càng tiến bộ hơn với công cụ chỉnh sửa văn bản tiếng Anh – ProWritingAid mà mình đề xuất. 

Tài khoản Memrise: đánh giá chi tiết và hướng dẫn sử dụng

Dalida


5/5 - (29 votes)
Content Protection by DMCA.com

Theo dõi
Thông báo của
guest
3 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ChiasePremium.com

Blog chia sẻ Kiến thức công nghệ và Trải nghiệm tài nguyên số. Hướng dẫn đăng ký và Hỗ trợ sử dụng các loại Tài khoản Premium.

Share Tài khoản premium miễn phí | Tài khoản Premium giá rẻChi tiết
Share via
Copy link