Blogging for Business 02: Nghiên cứu từ khóa với Ahrefs

Ưu đãi tài khoản premium miễn phí/giá rẻ

Chào các bạn đến với bài viết tiếp theo của loạt bài Blogging for Business: Nghiên cứu từ khóa với Ahrefs Tool.

Ở bài số 1 ( Hiệu ứng gộp trong tiếp thị nội dung số ), chúng ta đã xác định được chiến lược SEO để tạo traffic thụ động và đem lại doanh thu bền vững. Trong chương này, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu cách thực hiện các chiến lược đó, nội dung chương này sẽ xoay quanh cách phân tích độ khó và traffic tiềm năng của một từ khóa bất kỳ

  • Cách tìm ra các từ khóa SEO tốt
  • Dự đoán lượng traffic tiềm năng từ khóa có thể đem đến
  • Xem xét độ khó của từ khóa để đạt top ranking trên Google

Blogging For Business 01: Hiệu ứng gộp trong tiếp thị nội dung số

Nghiên cứu từ khóa với Ahrefs

Sau khi nằm vùng trong kha khá group học SEO cho người mới bắt đầu và từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận ra một lỗi khá phổ biến với những người mới bắt đầu làm blog: họ viết về những thứ mà không ai tìm kiếm trên Google. Không chỉ những newbie, mà đâu đó vẫn còn nhiều bloggers chuyên nghiệp cũng rơi vào cái bẫy tương tự. Tôi sẽ lấy ví dụ về một trường hợp nhờ tư vấn về SEO tôi từng gặp phải.

Sarah, một tác giả về sách viễn tưởng trên mạng tạo một trang Blog và đăng các tác phẩm của mình lên đó. Cô muốn xây dựng một lượng traffic và độc giả trung thành từ đó bán sách cho họ. Nhưng điều đó không xảy ra vì sau một năm post các tác phẩm ngắn và chap mới khá thường xuyên trên blog, lượng traffic hàng tháng vẫn không đáng kể. Đây là các tiêu đề Sarah thường dùng cho bài viết của mình:

  • My new short story: “Two paladins and one sword”
  • The progress on my “Flower of Ice and Fire” book
  • The chapter 11 from my upcoming book

Bạn có thể search thử lượng tìm kiếm của các từ khóa trên và sẽ nhận ra lý do tại sao trang Blog của Sarah không hề có traffic. Google là công cụ tuyệt vời để mang đến traffic cho blog, nhưng chúng ta rõ ràng không thể có lượt truy cập từ Google nếu không một ai đang tìm kiếm những từ khóa trên. Ngay từ đầu không ai biết đến các câu truyện của Sarah, do đó họ sẽ không tìm kiếm chúng. Và các từ khóa như “my short story” hay “my Two paladins and Fire book” là vô dụng. Điều Sarah cần làm là viết về những chủ đề mà người đọc quan tâm, xoay quanh các từ khóa mà họ thực sự tìm kiếm. Để làm được điều này, trước hết ta cần phải nghĩ như một độc giả, đặt bản thân vào vị trí của họ để biết họ muốn gì. Tôi đã làm như vậy và tổng kết ra được một số từ khóa có thể là từ khóa tiềm năng:

  • What are the books similar to Harry Potter
  • Fantasy books like the Hobbit
  • Books similar to Lord of the Rings
  • What author write in the style of terry pratchett

Thử đưa từ khóa “Books similar to Lord of the Rings” lên Ahrefs: 

Nghiên cứu từ khóa với Ahrefs
Nghiên cứu từ khóa với Ahrefs Keywords Explorer

Ở phần Volume, từ khóa có khoảng 200 lượt tìm kiếm hàng tháng. Tiếp tục mở phần SERPs (Search Engine Results Page) để xem các bài viết đứng top ranking cho từ khóa này, tôi tìm được bài viết đứng top 1 với tiêu đề “12 Engrossing Fantasy Books like The Lord of the Rings” có tới 630 lượt truy cập hàng tháng, nó cũng đang đứng top đầu cho gần 500 keywords khác. Hãy nhấn vào và xem những từ khóa trên là gì:

Nghiên cứu từ khóa với Ahrefs
Các từ khóa mà bài viết được xếp hạng

Từ khóa đầu tiên “books like lords of the rings” cũng là từ khóa mang lại traffic cao nhất cho bài viết (khoảng hơn một nửa ), đây mới là từ khóa chúng ta cần tìm kiếm. Chúng ta cũng có thể kết luận nếu bài viết rank thứ hạng cao với từ khóa này, nó cũng sẽ được xếp hạng cho rất nhiều các từ khóa dài (long tail keywords) liên quan giống như bài viết bên trên. Tóm lại, thay vì viết một bài viết với tiêu đề:

10 awesome books similar to Lord of the Rings (200 lượt tìm kiếm hàng tháng)

Thì chúng ta nên chọn tiêu đề:

10 awesome books like Lord of the Rings (450 lượt tìm kiếm hàng tháng)

Các bước để tìm ra các từ khóa mà người đọc đang thực sự tìm kiếm

  • Bước 1: Đặt mình và vị trí của người đọc, nghĩ ra tất cả các từ khóa họ có thể gõ vào thanh tìm kiếm của Google và đưa chúng lên Keywords Explorer của Ahrefs.
  • Bước 2: Trong phần SEPRs, tìm các bài viết top ranking của từng từ khóa và xem lượng traffic hàng tháng của họ
  • Bước 3: Tìm các top keywords, những từ khóa mang lại traffic lớn của các bài viết trên và so sánh với từ khóa gốc, highlight những từ khóa tương tự nhưng lại có lượng traffic cao hơn hẳn.
  • Bước 4: Note lại những bài viết top ranking cùng với các từ khóa tiềm năng
  • Bước 5: Tạo một list content ideas bằng Excel (hoặc bất kỳ phần mềm nào quen thuộc với bạn) với các keywords và bài viết trên cùng với lượng traffic của chúng.
Nghiên cứu từ khóa với Ahrefs
Tạo danh sách ý tưởng content

Dự đoán traffic tiềm năng của từ khóa

Với một từ khóa tiềm năng bất kỳ, bạn hoàn toàn có thể dự tính được lượng traffic cho bài viết nếu bạn đứng top ranking cho từ khóa đó. Hãy xem xét 4 từ khóa sau:

  • Books like harry potter
  • Books like lords of the rings
  • Books like the hobbit
  • Authors like terry pratchett

Đây là bốn từ khóa tôi tìm ra được dựa vào các bước trên, chúng ta sẽ cùng xem xét từ khóa với search volume thấp nhất trong bốn từ khóa và lượng traffic Sarah có thể có được nếu đạt top ranking cho từ khóa này.

“Authors like terry pratchett”

Theo Ahrefs, từ khóa này chỉ đạt 90 lượt tìm kiếm hàng tháng ở USA và 200 lượt tìm kiếm trên toàn thế giới. 

Nghiên cứu từ khóa với Ahrefs Keywords Explorer

Nếu bạn chưa biết thì với một từ khóa bất kỳ, vị trí top 1 trên trang kết quả tìm kiếm sẽ chiếm khoảng 30% lượt click, vị trí top 2 15%, top 3 là 10% và các. Con số này chỉ là ước lượng và sẽ thay đổi tùy vào từ khóa, nhưng nó vẫn thường được dùng để tính nhanh lượng traffic. Tiếp tục với ví dụ bên trên, với 90 lượt tìm kiếm hàng tháng tại USA, bài viết đứng top 1, top 2, top 3 sẽ có lượt click lần lượt: 27 – 14 – 9 lượt click. 

Các bài viết đứng đầu kết quả tìm kiếm

Những con số này không mấy ấn tượng, nhất là khi bạn phải dùng cả đống thời gian để viết một bài viết đủ chi tiết và chất lượng để đạt top 1. Tuy nhiên, lượt traffic sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Nhấn vào phần SERP để xem các bài viết đứng top ranking cho từ khóa “author like terry pratchett”, hãy nhìn vào bài viết đứng thứ 3 với 45 lượt click hàng tháng. 

Con số này gấp 5 lần con số chúng ta đã tính (9 lượt click cho bài viết đứng top 3). Điều này là vì bài viết không chỉ đứng top cho từ khóa này, nhìn vào phần Keyword (Kw), bạn sẽ thấy bài viết cũng được ranking cho 40 từ khóa khác. Trong đó có 3 từ khóa đang đứng top 3:

  • Authors similar to terry pratchett
  • Books like terry pratchett
  • If you  like terry pratchett…
Các từ khóa mà bài viết được xếp hạng

Các từ khóa được viết có dấu dấu trích dẫn “” có nghĩa bài viết đang ranking cho đoạn trích dẫn Snippet của Google. Ba từ khóa trên mang nội dung gần giống và liên quan đến nhau, do mỗi người sẽ có cách diễn đạt và văn phong khác nhau khi đặt câu hỏi cho Google dù có cùng thắc mắc.

Và nếu một từ khóa (từ khóa chính) trong bài viết của bạn được xếp thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm, thì Google cũng sẽ để bài viết của bạn xếp thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với những từ khóa liên quan khác.


  • Ví dụ liên hệ từ Chiasepremium: Mình SEO từ khóa “tài khoản Grammarly” và có một bài viết hiện đang ở top #1.
  • Mình cố gắng và liên tục cập nhật những thông tin hữu ích nhất về Grammarly trong bài viết này. Và sau một thời gian thì khi tìm kiếm trên Google với các từ khóa tương tự đều trả về bài viết trên ở trang 1 kết quả tìm kiếm. Các bạn có thể kiểm chứng với các từ khóa  như “dang ky tai khoan grammarly”, “Tài khoản Grammarly miễn phí”, “Mua tài khoản Grammarly”, “Share tài khoản Grammarly Premium 2020’….

Theo một nghiên cứu chúng tôi thực hiện thì một bài viết rank top 1 cho 1 từ khóa bất kỳ cũng sẽ được xếp hạng cho khoảng 1000 từ khóa liên quan khác. Ngoài ra, như đã nói ở chương trước, lượng traffic trên Ahrefs chỉ mang tính chất tham khảo, con số thực tế có thể nhiều ơn đó gấp 5 lần.

Đến đây, chúng ta có thể kết luận rằng: để dự đoán traffic cho một bài viết, thay vì nhìn vào lượng traffic của từ khóa chính, chúng ta cần quan tâm đến lượng traffic của bài viết đang được xếp thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm. . Từ đó, chúng ta có thể ra quyết định có nên đầu tư vào từ khóa đó hay không.

Thay vì nhìn vào lượng traffic của từ khóa chính (main keyword), chúng ta cần quan tâm đến lượng traffic của bài viết đang được xếp thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm. 

Tính toán độ khó của từ khóa và cơ hội xếp thứ hạng cao cho từ khóa đó trên Google

Đến đây, chúng ta đã có được các từ khóa tốt và tính toán được traffic tiềm năng của chúng. Nhưng đó chỉ là những bước đơn giản đầu tiên, việc khó hơn là đưa bài viết của bạn lên top tìm kiếm và thu được traffic từ đó.

Những bạn mới bắt đầu làm SEO thường tìm kiếm các thủ thuật và các “magic tool” với hướng dẫn cụ thể hoặc thậm chí là giúp bài viết lên top tự động. Tuy nhiên, những “magic tool” như vậy không hề tồn tại. Thực tế thì không ai biết chính xác Google xếp hạng các bài viết trên trang tìm kiếm theo cách nào.

Google có cả trăm các yếu tố khác nhau để đánh giá và trộn lẫn các yếu tố với nhau khi xếp hạng cho một từ khóa nào đó. Họ đã tiêu hàng tỷ đô-la để xây dựng một bộ máy tìm kiếm đủ phức tạp và tinh vi. Vì vậy không có lý do nào mà một bên thứ ba có thể phá vỡ các thuật toán đó và đưa bạn lên top tìm kiếm một cách dễ dàng.

Điều duy nhất chúng ta có thể làm chỉ là tìm ra một số các chỉ dẫn từ các trang đang rank cao trên trang kết quả tìm kiếm. Chúng ta có thể phân tích các góc độ khác nhau của các bài viết và so sánh chúng để tìm ra điểm khác biệt và lý do một bài viết có thể đẩy bài viết khác ra khỏi top 1.

Hai thứ chúng ta cần quan tâm: các yếu tố SEO on-page và các đường links dẫn đến bài viết từ các website khác (back link). 

Độ khó của từ khóa = SEO On-page + backlink

Để một bài viết bất kỳ xuất hiện trong top 10, bài viết phải có một lượng back link nhất định, và vị trí của các bài viết trong top 10 sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố khác bao gồm SEO on-page. Chúng ta sẽ đề cập đến On-page SEO ở phần sau của khóa học, vậy nên ở đây chúng ta giả sử các bài viết nằm trong top 10 (và cả bài viết của bạn) đều đạt yêu cầu về On-page SEO:

  • Nội dung liên quan đến từ khóa
  • Bài viết mang đến giá trị cho độc giả
  • Tốc độ tải trang web nhanh
  • Trang web được tối ưu cho di động.
  • Giao diện và trải nghiệm người dùng tốt

Hãy xem xét một ví dụ về từ khóa “keyword research”, nhập từ khóa vào Keywords Explorer của Ahrefs:

Các bài viết đứng đầu kết quả tìm kiếm

Bài viết đứng ở vị trí thứ 1 có lượng backlinks gấp hơn hai lần lượng backlinks của bài viết đứng thứ hai – hơn 11000 backlinks, nhiều hơn đáng kể lượng backlinks của bài viết thứ hai.

Nếu bạn đọc thử cả hai bài viết, bạn sẽ thấy bài viết thứ hai dài và chi tiết hơn hẳn bài viết đầu, nhưng lại bị áp đảo bởi backlinks. Nhưng backlinks cũng không phải thứ duy nhất quyết định, đó là lý do tại sao có một số bài viết bên dưới cũng có rất nhiều backlinks nhưng xếp hạng không cao.

Theo một nghiên cứu khác của chúng tôi thực hiện trên hai triệu từ khóa khác nhau về mối tương quan giữa các yếu tố xếp hạng và vị trí của bài viết trên trang tìm kiếm, backlinks là yếu tố có mối tương quan cao nhất. 

Các yếu tố xếp hạng và vị trí của bài viết trên trang tìm kiếm

Nếu đối thủ có bài viết đang đứng top cho từ khóa mục tiêu (bạn đang cần SEO) có hàng trăm backlinks từ các trang web khác, thì sẽ rất khó để bạn đẩy họ xuống, trừ khi bạn cũng có lượng backlinks tương đương. Hãy xem thêm một ví dụ về từ khóa “chocolate lab”:

Các bài viết đứng đầu kết quả tìm kiếm

Trên trang đầu tìm kiếm có một vài bài viết có lượng backlinks cao chót vót xếp giữa các bài viết với lượng backlinks không đáng kể. Và bạn sẽ nhận ra những bài viết nhiều backlinks đều là về giống chó Labrador Retriever nói chung thay vì chỉ về những chú chó với màu nâu sô cô la như trong từ khóa “chocolate lab”.

Dẫu vậy Google vẫn xếp chúng giữa các bài viết khác đúng chủ đề về “chocolate lab”. Ba bài viết này cũng đứng top cho hàng nghìn keywords khác và có lượng truy cập hàng tháng lên đến chục nghìn, bởi vì chúng có quá nhiều backlinks!

Đến đây, chúng ta có thể thêm cột “Linking Domains” bên cạnh cột Traffic để note lại số lượng backlinks mà các bài viết đối thủ đang có. Từ đó chọn ra các bài viết với lượng traffic cao và backlinks thấp nhất. Bạn cũng có thể tham khảo công cụ Keyword Difficulty để lọc ra các từ khóa có độ khó thấp hơn trước khi tiến hành phân tích từng từ khóa tiềm năng.

Tạo danh sách ý tưởng content

Kết luận

  • Để đạt top ranking, trước hết chúng ta phải chọn được các từ khóa tốt và tính toán được lượng traffic tiềm năng của nó trước khi đưa ra quyết định. Hãy tập trung vào lượng traffic của các bài viết rank cao cho từ khóa thay vì chỉ tập trung vào search volume của từ khóa.
  • Backlinks đóng vai trò quan trọng, quyết định vị trí của bài viết trên trang kết quả tìm kiếm, vì vậy hãy chọn những từ khóa mang đến traffic cao và có độ khó thấp (các bài viết đối thủ có càng ít backlinks càng tốt).

Bài 3: Content Ideas • Cách tìm ý tưởng viết content với Ahrefs

                                                                                        Sally Nguyen.

Đánh giá bài viết
Content Protection by DMCA.com

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ChiasePremium

Blog chia sẻ Kiến thức công nghệ và Trải nghiệm tài nguyên số. Hướng dẫn đăng ký và Hỗ trợ sử dụng các loại Tài khoản Premium.

Share via
Copy link