Nếu bạn có website bán hàng, có thể bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để có nhiều người đăng ký email hơn. Và landing page là một công cụ có thể giúp bạn làm điều đó.
*Bài viết này mình xin phép được giữ nguyên thuật ngữ “landing page” vì mình thấy rằng để như vậy sẽ dễ hiểu hơn và thuật ngữ này hiện đang được sử dụng rất phổ biến.
Landing Page là gì?
Landing Page là một trang web độc lập được thiết kế để khuyến khích khách hàng/người đọc, người xem thực hiện 1 hành động cụ thể nào đó, chẳng hạn như click chuột để chuyển đến trang sản phẩm, hay điền địa chỉ email,..
Landing page có thể giúp bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoặc thậm chí tạo ra nhiều doanh thu hơn từ công việc kinh doanh của bạn.
Nhưng, một Landing page tốt trông như thế nào? Landing page sẽ hoạt động như thế nào? Và làm thế nào để thiết kế Landing page?
Mình sẽ trả lời tất cả những câu hỏi trên trong bài viết này và chia sẻ 23 thống kê thú vị nhưng rất hữu ích về Landing Page. Bạn cũng có thể chuyển ngay xuống phần nội dung này ở cuối bài viết.
Thuật ngữ “Landing Page” được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực Marketing/Tiếp thị trực tuyến.
Landing Page được thiết kế với mục đích nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch Marketing, thu thập thông tin hoặc insight từ khách hàng mục tiêu.
Không có bất kỳ nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn cụ thể nào để thiết kế ra Landing Page tốt nhất. Mỗi Landing Page có khách hàng tiềm năng khác nhau, khác nhau về nút kêu gọi hành động, khác thị trường, khác sản phẩm/dịch vụ…
Để tạo ra Landing Page có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra, các bạn nên lưu ý những thành phần quan trọng và bắt buộc phải có trong Landing Page dưới đây.
Ngoài ra, sau khi thiết kế được Landing Page hoàn chỉnh, bạn nên tiếp tục thử nghiệm và cải tiến Landing Page của mình. Đây là cách tối ưu nhất để thúc đẩy Landing Page đạt được hiệu quả cao.
6 thành phần chính để tạo Landing page thành công
-
Tiêu đề chính (Main headline)
Tiêu đề chính và tiêu đề phụ có thể được xem là yếu tố đầu tiên khi người dùng ghé thăm Landing Page. Vì vậy mà ngay phần tiêu đề, người dùng cần hiểu được nội dung chính hoặc lợi ích tốt nhất để thu hút sự quan tâm và giữ khách truy cập xem hết nội dung. Tiêu đề chính nên ngắn gọn, súc tích, không nên dài quá 20 từ.
Để tiêu đề chính trở nên hấp dẫn và độc đáo thì tiêu đề dạng đề xuất sẽ là lựa chọn thích hợp. Điều này sẽ khiến khách truy cập chú ý và họ sẽ đọc tiếp phần tiêu đề phụ/ giải thích để tìm hiểu sâu hơn.
-
Tiêu đề phụ (Supporting headline)
Nếu dòng tiêu đề chính để thu hút sự chú ý của khách truy cập thì tiêu đề phụ để bạn mô tả chi tiết hơn về tiêu đề chính. Nội dung của tiêu đề phụ sẽ được đặt ngay phía dưới tiêu đề chính.
-
Ảnh minh họa (Hero shot)
Ảnh minh họa đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thị. Khi nhìn vào Hero shot, khách hàng có thể cảm nhận được rằng đây là những gì họ sẽ trở thành, hoặc đây là những lợi ích mà họ sẽ trải nghiệm nếu như sử dụng những sản phẩm hoặc dịch vụ được đề cập trong Landing Page. Ảnh minh họa cần phù hợp với từ khóa và toàn bộ nội dung trong Landing Page.
-
Lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ
Phần này sẽ bao gồm 2 phần: USP (Unique Selling Point) và Key Benefits. USP là những lợi ích độc đáo, khác biệt nhưng phải được trình bày ngắn gọn, súc tích. Sản phẩm/ dịch vụ của bạn mang lại những lợi ích nào khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
Sau khi khách hàng đã biết USP của sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp, bạn có thể trình bày rõ hơn trong phần Key Benefits.
Key Benefits sẽ được trình bày dưới dạng những gạch đầu dòng để mô tả chi tiết về lợi ích, tính năng nổi bật, hoặc sản phẩm/ dịch vụ của bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề nào cho khách hàng… Khuyến khích bạn “bán lợi ích, không bán tính năng” cho khách hàng. Người dùng không quan tâm lắm sản phẩm có màu xanh hoặc màu đỏ, nhưng họ sẽ quan tâm nếu sản phẩm đó khiến họ cảm thấy như thế nào.
-
Nút CTA (kêu gọi hành động)
Nút Call-to-action hay còn gọi là nút kêu gọi hành động là yếu tố quan trọng nhất để tăng khả năng chuyển đổi. Do đó mà bạn cần lưu ý nhiều đến vị trí cũng như cách thiết kế của CTA sao cho hấp dẫn, thú vị và thuyết phục.
Nút CTA thường sẽ có màu sắc nổi bật, hoặc thậm chí tương phản với màu của những phần khác. Bạn có thể cân nhắc đặt nút Call-to-action ở bên dưới ảnh minh họa (Hero shot) hoặc sau phần Feedback/ Review.
-
Feedback/ Review về sản phẩm/ dịch vụ
Feedback và Review sẽ giúp tăng khả năng chuyển đổi từ “khách truy cập” thành “người tiêu dùng” sau khi khách hàng bị thuyết phục bởi những Feedback/ Review có thực.
Nếu Feedback/ Review đến từ những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội sẽ càng tạo sức thuyết phục lớn hơn. Bên cạnh Feedback và Review thì bạn cũng có thể đưa ra số lượng đăng ký, giải thưởng từ những tổ chức uy tín, hoặc những con số ấn tượng từ mạng xã hội…
Sức mạnh của Marketing truyền miệng và được xã hội công nhận mang lại sự tin tưởng nhất định, nhờ đó mà bạn có thể bán bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào.
Tâm lý của đại đa số mọi người là không thích rủi ro. Vì vậy mà khi những người dùng khác có những trải nghiệm tích cực về sản phẩm/ dịch vụ sẽ tạo ra niềm tin rằng sản phẩm/ dịch vụ đó sẽ đáp ứng nhu cầu của họ.
Ngay khi người dùng truy cập vào Landing Page, bạn cần điều hướng khách hàng để họ biết rõ ưu đãi là gì và cần phải làm gì. Nếu Landing Page mơ hồ hoặc bị làm phiền bởi quảng cáo chính sẽ đem lại trải nghiệm khó chịu cho người dùng. Ngoài ra, người dùng sẽ không đọc thông tin theo cách truyền thống từ trên xuống dưới, mà họ sẽ đọc lướt để tìm kiếm thông tin và cụm từ nổi bật.
Thành phần bắt buộc phải có trong Landing Page
Đây là những thành phần bắt buộc phải có trong Landing Page. Nếu Landing Page có thêm phần Feeback/ Review/ Lợi ích sẽ giúp tăng khả năng “chốt đơn” của khách hàng tiềm năng.
- Tiêu đề chính và tiêu đề phụ.
- Mô tả ngắn về ưu đãi/ sản phẩm/ dịch vụ.
- Tối thiểu phải có 1 hình ảnh hoặc 1 video.
- Logo doanh nghiệp/ thương hiệu.
- Nút CTA (kêu gọi hành động).
Trước khi tạo Landing Page, bạn có thể trả lời 4 câu hỏi dưới đây để xác định mục tiêu và các thành phần trong Landing Page để trang đích đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Làm cách nào để khách truy cập biết đến Landing Page của bạn?
- Ai sẽ là khách truy cập của bạn?
- Bạn muốn khách truy cập làm gì khi họ tiếp cận Landing Page của bạn?
- Landing Page có thực hiện đúng như những gì đã giới thiệu đến khách truy cập không? (Trong vài trường hợp để thuyết phục người dùng cung cấp email, Landing Page sẽ cho phép tải về miễn phí ebook, tài liệu… Sau khi khách hàng đã cung cấp email thì họ có nhận được ebook, tài liệu như bạn đã giới thiệu hay không).
Đặc biệt nếu bạn sử dụng quảng cáo trả phí để Landing Page tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn, bạn sẽ có cơ hội tốt và hưởng lợi khi khách hàng truy cập vào Landing Page của bạn, chẳng hạn như mua hàng. Do đó đừng lãng phí bất kỳ cơ hội nào.
Những lưu ý khi tạo Landing Page
Landing Page là trang để mọi nỗ lực của bạn tạo thành kết quả. Do đó mà mình đã tổng hợp vài lưu ý cần tránh khi tạo Landing Page:
- Không sử dụng Homepage làm Landing Page
- Phải có những thành phần bắt buộc
- Loại bỏ hoặc giới hạn việc điều hướng người dùng sang 1 trang khác
- Nút CTA phải đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng. Đừng khiến người dùng phải suy nghĩ.
- Nếu cần thu thập thông tin khách hàng, chỉ thu nhập đủ những thông tin bạn cần
- Chiến dịch mới – Tạo Landing Page mới. Bạn nên phân nhóm khách hàng tiềm năng và mỗi Landing Page có mục tiêu khác nhau. Càng có nhiều trang đích thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn càng tăng. Những công ty có hơn 10 trang Landing Page sẽ có lượng khách hàng tiềm năng tăng 55%.
- Tốc độ truy cập trang đích phải nhanh, tối đa là 5 giây. Nếu lâu hơn thì tỷ lệ chuyển đổi chắc chắn bị giảm.
Sự khác biệt giữa Landing Page và Home Page
Landing Page
- Tập trung vào 1 mục tiêu đã được xác định từ trước (mua hàng, đăng ký nhận thông tin, liên hệ tư vấn…).
- Hạn chế việc điều hướng sang website/ đường link khác.
- Landing Page tương tự như ưu đãi đặc biệt trong leaflet/ flyer.
- Mang tính thương mại cao.
Home Page
- Muốn điều hướng người dùng tìm hiểu thêm thông tin tại website hoặc đường link khác.
- Giúp khách hàng hiểu hơn về thương hiệu, thông điệp, sản phẩm/ dịch vụ.
- Chứa nhiều liên kết
- Home Page tương tự như bìa quyển sách, hoặc có thể được xem là đầu phễu – nơi khách hàng tiếp nhận những thông tin tổng quan và quyết định liệu có tiếp tục tìm hiểu sâu hơn hay không.
Hai loại Landing Page được sử dụng nhiều nhất
Lead generation landing page
Lead generation nhằm mục đích thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng, chẳng hạn pop-up để khách hàng cung cấp email.
Để thuyết phục khách hàng cung cấp thông tin, các trang Landing Page thường sẽ kèm theo những ưu đãi như quà tặng, tải xuống miễn phí hoặc quyền truy cập vào những nội dung có giá trị đối với người dùng.
Click through landing page
Clickthrough nhằm mục đích hướng người dùng đến hành động cụ thể, thông qua nút (button). Sau khi click vào nút, website sẽ điều hướng đến trang bán hàng, trang giỏ hàng, hoặc trang các gói về giá để người dùng lựa chọn.
Trước khi xuất bản Landing Page, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ các yếu tố, như màu và vị trí của nút CTA… Test A/B – chỉnh sửa – Test A/B – chỉnh sửa chính là cách để tối ưu hiệu quả của Landing Page. Netflix và Amazon đều đã xây dựng thành công công ty của họ bằng cách liên tục thử nghiệm và chỉnh sửa cho đến khi họ trở thành người dẫn đầu.
23 kinh nghiệm thiết kế Landing Page ít người biết
Mục tiêu lớn nhất của Landing Page chính là chuyển đổi khách truy cập thành khách mua hàng. Mình đã tổng hợp những tip có thể bạn chưa biết để tạo được Landing Page có tỷ lệ chuyển đổi cao dưới đây.
- Landing Page phổ biến nhất chính là nhằm mục tiêu lấy được email của người dùng. Bằng cách cung cấp ebook hoặc bản tin tải về miễn phí sẽ dễ dàng “thuyết phục” khách hàng cung cấp email.
- Landing Page dạng Contact Form (thu thập thông tin cá nhân của khách hàng) có tỷ lệ chuyển đổi thấp nhất. Thông tin cá nhân bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ, email…
- Landing Page có thể giúp doanh nghiệp cải thiện SEO. Do đó, bạn đừng quên nhập từ khóa để đạt thứ hạng cao trên Google.
- Chi phí tạo Landing Page có thể mất từ 75$ đến 3.000$. Những quyết định có thể ảnh hưởng đến chi phí như nội bộ tự tạo Landing Page hay thuê ngoài, công ty có chạy quảng cáo để khách hàng biết tới Landing Page hay không, hay tiếp cận khách hàng tự nhiên (Organic).
- Landing Page nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, khiến họ trở thành “khách hàng”. Sau khi khách hàng tìm hiểu thông tin của sản phẩm/ dịch vụ thông qua mạng xã hội, khách hàng sẽ được “dẫn dắt” đến Landing Page. Đây là cơ hội để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng.
- 77% Landing Page là Homepage (trang chủ). Mình đã lưu ý ở phần trên: Landing Page không phải là Homepage. Homepage là trang để khách hàng hiểu hơn về doanh nghiệp và sản phẩm. Mục tiêu của Landing Page chính là tỷ lệ chuyển đổi, ví dụ: bán hàng, lấy email của người dùng…
- 52% những người làm Marketing sử dụng lại Landing Page cho những chiến dịch tiếp theo. Lời khuyên là từng chiến dịch hãy tạo Landing Page khác nhau để tối ưu hiệu quả.
- 8/10 người sẽ đọc tiêu đề (Headline) của Landing Page, nhưng chỉ 2/10 sẽ đọc hết phần còn lại. Do đó tiêu đề rất quan trọng.
- Nút CTA (kêu gọi hành động) được cá nhân hóa đạt tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn 202% so với nút CTA bình thường.
- Landing Page được thiết kế để khách truy cập có thể đọc lướt qua để hiểu nội dung chính sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
- 86% Landing Page hàng đầu có giao diện thân thiện với điện thoại. Trang đích tải nhanh và có tích hợp plugin WordPress sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- 44% hình ảnh trên Landing Page có hình ảnh của con người.
- 51.3% Landing Page có nút CTA màu xanh lá cây, 20.5% màu xanh dương và 10.3% màu đỏ.
- Gần một nửa số người dùng trực tuyến tìm kiếm video trước khi họ ghé thăm cửa hàng.
- 46% những người làm Marketing nhận thấy bố cục của Landing Page rất quan trọng. Mục tiêu của bố cục chính là dẫn dắt người dùng đến với nút CTA. Test A/B là cách để biết bố cục phù hợp với khách hàng của bạn.
- 16% Landing Page không có thanh điều hướng. Thanh điều hướng sẽ khiến người dùng mất tập trung khỏi nút kêu gọi hành động, do đó hạn chế tối đa việc điều hướng người dùng.
- Tỷ lệ chuyển đổi trung bình của Landing Page là 4.02%. Có vẻ đây là một con số rất thấp nhưng đây là con số chung cho tất cả các ngành. Số liệu cụ thể từng ngành ở bảng bên dưới.
- Tăng số lượng khách hàng tiềm năng có thể là một điều khó. Tuy nhiên càng nhiều Landing Page thì số lượng khách hàng mới cũng sẽ tăng theo.
- Stanford nhận thấy rằng nếu Landing Page có bao gồm thông tin cá nhân của công ty (email, số điện thoại, địa chỉ…) sẽ làm tăng mức độ tin cậy và tỷ lệ chuyển đổi.
- Chỉ 17% Marketer thử nghiệm A/B để xem mức độ hiệu quả của Landing Page.
- Kết quả test A/B có thể bị ảnh hưởng nếu bạn thử nghiệm nhiều tính năng cùng một lúc. Bạn chỉ nên thử nghiệm từng tính năng trong vài tuần để theo dõi kết quả.
- Test A/B sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. SmartBrief đã đạt được mức tăng trưởng 816% về lượt đăng ký sau khi thử nghiệm A/B.
- Tỷ lệ chuyển đổi của HighRise tăng 30% sau khi test A/B. Họ nhận ra rằng người dùng thích những gì miễn phí.
Thông qua bài viết này, các bạn có thể hiểu được Landing Page là gì, cũng như những thành phần cần có trong Landing Page. Để tạo được Landing Page không hề khó như bạn nghĩ đâu!
Bài viết sau mình sẽ chia sẻ đánh giá, trải nghiệm Landingi, Swipepage và Pagemaker, 3 công cụ thiết kế Langding Page dễ dàng và hiệu quả, không yêu cầu bất kỳ kỹ năng coding nào. Mời bạn xem tiếp ở những bài viết sau để tìm hiểu và lựa chọn công cụ tạo Landing Page phù hợp nhé.
L.Chi
Chia sẻ khóa học thiết kế Langding Page hiệu quả
Cập nhật 01.6.2022:
Tên khóa học: “How To Build A Converting Landing Page From Scratch. The complete step-by-step guide to build landing pages that convert at 50% instantly”
Source: udemy.com
Link đăng ký miễn phí vĩnh viễn (1000 slots, free 24h): https://www.udemy.com/course/how-to-build-a-converting-landing-page-from-scratch/?couponCode=ENDOFMAY01