Miro là gì? Hướng dẫn sử dụng Miro Online Whiteboard

Ưu đãi tài khoản premium miễn phí/giá rẻ

(Cập nhật 29/9/2023) Google sẽ chấm dứt sản phẩm phần mềm cộng tác bảng trắng Jamboard – Whiteboard App for Business – vào cuối năm 2024 và hướng người dùng đến các công cụ bảng trắng khác.

Google cho biết công ty sẽ cung cấp hỗ trợ để giúp khách hàng chuyển đổi (dữ liệu) sang các công cụ bảng trắng khác, như FigJam, Lucidspark và Miro.

Hãy cùng mình tìm hiểu, trải nghiệm Miro nhé!

Ngoài Miro, trên blog này mình có chia sẻ trải nghiệm top các ứnd dụng whiteboard tương tự ở hai bài viết sau:

Miro là gì? 

Miro (tên gọi cũ là RealtimeBoard) là một ứng dụng whiteboard được sử dụng để phác thảo, lên ý tưởng, kế hoạch cho cá nhân hoặc tương tác, chia sẻ, thảo luận với đội nhóm.

Miro là ứng dụng whiteboard realtime hàng đầu dành cho người dùng chuyên nghiệp
Miro là ứng dụng whiteboard realtime hàng đầu dành cho người dùng chuyên nghiệp,

Được xem là ứng dụng whiteboard chuyên nghiệp hàng đầu, Miro cung cấp các công cụ và tính năng đa dạng giúp người dùng có thể trình bày và thao tác mọi ý tưởng của mình một cách dễ dàng.

Miro: Online whiteboard review

Micro có rất nhiều tính năng hỗ trợ công việc (Image credit: miro.com)
Micro có rất nhiều tính năng hỗ trợ công việc (Image credit: miro.com)

Canvas vô hạn

Một trong những ưu điểm tuyệt vời của Miro là whiteboard trên web lẫn canvas phiên bản dành cho thiết bị di động đều có thể thu phóng và kéo thả vô hạn.

Các đối tượng có thể thu phóng tự do trên canvas có kích thước không giới hạn.
Các đối tượng có thể thu phóng tự do trên canvas có kích thước không giới hạn.

Người dùng có thể thỏa sức sáng tạo, lập kế hoạch về các dự án từ mọi góc độ, cũng như ghi chú các thông tin ở bất kỳ nơi đâu trên whiteboard mà không phải lo về vấn đề hạn chế không gian.

Nhiều mẫu templates 

Nếu bạn là một người mới bắt đầu sử dụng whiteboard và không biết bắt đầu từ đâu, thì đừng lo vì Miro cung cấp một thư viện templates để bạn có thể lựa chọn và tùy chỉnh nội dung theo ý mình.

Miro: Online whiteboard Templates
Danh mục các templates được phân chia theo mục đích sử dụng, đội nhóm và kỹ thuật sử dụng.
Một số templates theo chủ đề của Miro.
Một số templates theo chủ đề của Miro.

Ngoài những templates có sẵn này, bạn cũng có thể sử dụng templates được tạo bởi những người dùng khác trong cộng đồng Miro, hoặc tự mình sáng tạo những templates độc quyền riêng cho mình.

Miroverse là cộng đồng dành cho người dùng Miro, nơi chia sẻ và tìm kiếm những templates độc đáo, đa dạng cho chính người dùng tạo ra.
Miroverse là cộng đồng dành cho người dùng Miro, nơi chia sẻ và tìm kiếm những templates độc đáo, đa dạng cho chính người dùng tạo ra.

Cá nhân mình đánh giá rất cao chuyên mục Miroverse. Thay vì dựa vào những templates chuyên nghiệp từ đội ngũ Miro, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và học tập tư duy thiết kế từ nhiều người dùng khác trên toàn thế giới. 

Hãy thử khám phá các templates trên Miroverse, bạn sẽ cực kỳ thích thú và ngạc nhiên vì sức sáng tạo của con người là không giới hạn!

Lập sơ đồ, bản đồ tùy chỉnh

Khi cần sắp xếp các ý tưởng, khái niệm một cách logic thì việc sơ đồ hóa chúng là sự lựa chọn tuyệt vời. Theo đó, Miro mang đến tính năng lập bản đồ tư duy, bản đồ khái niệm với rất nhiều dạng thức để bạn có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo cũng như tối ưu hóa hiệu quả công việc.

Một số templates sơ đồ hóa mà Miro cung cấp.
Một số templates sơ đồ hóa mà Miro cung cấp.

Bên cạnh các templates có sẵn, người dùng cũng có thể tự lập sơ đồ, bản đồ theo ý mình:

Tự lập bản đồ, biểu đồ bằng các tùy chọn trong phần Apps mở rộng.
Tự lập bản đồ, biểu đồ bằng các tùy chọn trong phần Apps mở rộng.

Hiện các tính năng lập biểu đồ, bản đồ chỉ có trên phiên bản website. Phiên bản di động vẫn còn khá đơn giản với những tính năng cơ bản thông thường. Tuy nhiên, vì là ứng dụng realtime nên bạn có thể tạo sơ đồ, bản đồ trên website rồi tiếp tục chỉnh sửa, thao tác trên ứng dụng di động.

Thao tác với sơ đồ tư duy trên thiết bị di động.
Thao tác với sơ đồ tư duy trên thiết bị di động.

Cộng tác và quản lý nhóm

Điều khiến Miro trở thành ứng dụng whiteboard hàng đầu chính là nhờ các tính năng tương tác nhóm. Người dùng Miro có thể cùng nhau thảo luận trực tiếp ngay trong một whiteboard bằng việc để lại comment trong thời gian thực, mở hội thảo, họp online mà không cần phải thông qua ứng dụng hoặc bên thứ ba nào.

Một số tính năng tương tác nhóm của Miro.
Một số tính năng tương tác nhóm của Miro.

Tuy nhiên, để có thể sử dụng các tính năng như hẹn giờ, vote, hay video chat thì bạn cần đăng ký các gói trả phí của Miro.

Tích hợp Zoom, Microsoft Teams,…

Thêm một điểm cộng của Miro là ứng dụng được tích hợp với rất nhiều công cụ để hợp lý hóa quy trình làm việc của người dùng như Zoom, Microsoft Teams, Google Drive,…

Bạn sẽ tìm thấy những công cụ được tích hợp với Miro theo từng mục đích sử dụng và từng loại tại Miro Marketplace.
Bạn sẽ tìm thấy những công cụ được tích hợp với Miro theo từng mục đích sử dụng và từng loại tại Miro Marketplace.

Không chỉ vậy, trong trường hợp bạn đang xây dựng và phát triển phần mềm, ứng dụng riêng; Miro còn cung cấp API, DSK và iframe để tích hợp, bổ trợ vào nền tảng của bạn.

Hướng dẫn sử dụng Miro 

Khi mới bắt đầu sử dụng whiteboard, mình thường không quen với cách ghi chú và trình bày nội dung online nên có xu hướng trở về với cách ghi chú trên giấy, sổ truyền thống.

Tuy nhiên, khi đã quen với whiteboard thì mình đã nhận thấy nó cực kỳ tiện lợi, đặc biệt với một ứng dụng whiteboard chuyên nghiệp và nhiều tính năng như Miro.

Nếu bạn là một người mới sử dụng whiteboard thì hãy bắt đầu từ những điều cơ bản nhất:

Tạo và sử dụng Miro Online whiteboard

Tạo Miro Online whiteboard

Sau khi đăng ký tài khoản Miro (miễn phí), ứng dụng sẽ tự thiết lập whiteboard đầu tiên cho người dùng với tên gọi My First Board. Bạn có thể click vào tên bảng để đổi tên (phiên bản website) và bắt đầu sử dụng bảng này.

Click vào biểu tượng “...” để đổi tên bảng trên ứng dụng di động.
Click vào biểu tượng “” để đổi tên bảng trên ứng dụng di động.

Để tạo một whiteboard mới, bạn có thể đăng nhập vào website Miro hoặc vào vào ứng dụng Miro và click + New Board từ Dashboard để tạo whiteboard trống hoặc lựa chọn template phù hợp rồi từ đó thêm nội dung và chỉnh sửa thành bảng của mình:

Tạo bảng mới từ Dashboard trên website Miro.
Tạo bảng mới từ Dashboard trên website Miro.

Trong trường hợp là người dùng đăng ký các gói trả phí, bạn có thể tạo bảng mới trong một project và mời người khác cộng tác để thảo luận và chia sẻ dễ dàng hơn.

Giao diện whiteboard

Giao diện làm việc với bảng của phiên bản website bao gồm phần whiteboard ở trung tâm và các thanh công cụ, cài đặt và tùy chỉnh.

Cài đặt bảng nằm ở góc trên bên trái giao diện.
Cài đặt bảng nằm ở góc trên bên trái giao diện.

Người dùng có thể xem các thông tin về gói đăng ký Miro, xem và chỉnh sửa tên bảng, thiết lập cài đặt (chế độ xem, lịch sử bảng, điều khiển, tài khoản người dùng,…), xem thông báo bảng, tìm kiếm hoặc export bảng,… tại đây.

Thanh công cụ nằm ở phía bên trái giao diện.
Thanh công cụ nằm ở phía bên trái giao diện.

Tại đây, bạn có thể tạo và thao tác các đối tượng (văn bản, giấy note, hình ảnh, khung, biểu đồ, sơ đồ, bảng,…) để trình bày nội dung trên whiteboard theo ý thích.

Giao diện trên ứng dụng di động Miro lại đơn giản hơn rất nhiều:

Giao diện ứng dụng di động chỉ hiển thị một số công cụ cơ bản để tập trung vào không gian làm việc cho người dùng.
Giao diện ứng dụng di động chỉ hiển thị một số công cụ cơ bản để tập trung vào không gian làm việc cho người dùng.

Các công cụ whiteboard

Card (phím tắt D)

Miro cung cấp cho người dùng nhiều cách để trình bày thông tin như văn bản, giấy note, khung card, khung hình,… để bảng của bạn được thể hiện một cách trực quan, sinh động hơn.

Card là một trong những cách thể hiện thông tin thường thấy, có dạng như thẻ tên:

Tạo thẻ tên để làm nổi bật thông tin bạn muốn trình bày.
Tạo thẻ tên để làm nổi bật thông tin bạn muốn trình bày.

Để tiện sử dụng, bạn có thể nhấn giữ và kéo thả các công cụ trong mục Apps vào thanh công cụ bên cạnh để luôn tìm thấy công cụ mình thường sử dụng một cách nhanh chóng.

Sticky Note (phím tắt N)

Chúng ta vẫn thường có thói quen sử dụng giấy note khi trình bày nội dung trên bảng truyền thống. Đây cũng là một cách nhấn mạnh, làm nổi bật thông tin đối với whiteboard:

Tạo Sticky note và nhập văn bản.
Tạo Sticky note và nhập văn bản.

Cũng như Card, người dùng có thể nhập văn bản trong khung hình có dạng như giấy note và tùy chỉnh màu sắc, kích thước của văn bản cũng như giấy note thông qua thanh tùy chỉnh xuất hiện khi click vào đối tượng.

Connection line (phím tắt L)

Khi trình bày ý tưởng, chúng ta thường sử dụng ký hiệu hoặc những mũi tên để thể hiện sự liên kết giữa các ý tưởng, nội dung.

Tạo Connection line để thể hiện sự liên kết các đối tượng, nội dung trình bày.
Tạo Connection line để thể hiện sự liên kết các đối tượng, nội dung trình bày.

Sau khi tạo mũi tên, bạn có thể tùy chỉnh màu sắc, độ cong – thẳng hoặc chèn thêm hình, văn bản để làm đa dạng hơn nội dung trình bày.

Pen (phím tắt P)

Khi trình bày ý tưởng hoặc họp nhóm trên bảng, ngoài văn bản thì các hình vẽ tay cũng được sử dụng rất nhiều. Bộ công cụ vẽ tay của Miro với nhiều tính năng đa dạng sẽ giúp bạn thể hiện nội dung một cách trực quan, sinh động hơn.

Bộ công cụ Pen của Miro bao gồm các tính năng vẽ tay, tô màu, vẽ thông minh, xóa, chọn đối tượng,...
Bộ công cụ Pen của Miro bao gồm các tính năng vẽ tay, tô màu, vẽ thông minh, xóa, chọn đối tượng,…

Điều khiến mình ấn tượng với bộ công cụ này chính là tính năng Smart drawing và tính năng tô màu hòa sắc. Smart drawing sẽ tự động giúp hình vẽ tay của bạn mượt mà và chính xác hơn.

Trong khi đó, khi bạn tô hai hay nhiều màu khác nhau trên Miro thì vùng bị tô trùng sẽ không có hiện tượng màu sau đè hẳn lên màu trước, mà những màu trùng sẽ hòa vào nhau tạo nên một lớp màu mới trông rất đặc sắc!

Mình chỉ khái quát một số công cụ cơ bản thường dùng, nếu bạn muốn khám phá sâu hơn thì có thể truy cập các bài viết hướng dẫn sử dụng ứng dụng Miro tại đây.

Dưới đây là video sử dụng các công cụ cơ bản trên ứng dụng di động Miro:

Mua tài khoản Miro whiteboard

Bài viết này của mình chỉ trình bày và hướng dẫn các tính năng cơ bản nhất của Miro. Tuy nhiên, phần “tinh túy” nhất của ứng dụng whiteboard hàng đầu này lại nằm ở các tính năng tương tác nhóm mà bạn sẽ cần đăng ký các gói trả phí mới có thể sử dụng.

Miro có 3 gói đăng ký dành cho đội nhóm:

Gói đăng ký trả phí có giá từ khoảng 230.000 - 460.000 VNĐ/người dùng cho đội nhóm từ 2 đến dưới 50 thành viên.
Gói đăng ký trả phí có giá từ khoảng 230.000 – 460.000 VNĐ/người dùng cho đội nhóm từ 2 đến dưới 50 thành viên.

Người dùng cũng có thể đăng ký gói hàng năm với mức phí ưu đãi 20% so với đăng ký hàng tháng. Nếu doanh nghiệp của bạn có hơn 50 thành viên thì hãy liên hệ với Miro để thỏa thuận chi phí đăng ký phù hợp và được hưởng các đặc quyền quản lý, bảo mật sử dụng.

Ngoài ra, Miro cũng cung cấp các gói đăng ký riêng dành cho người dùng chuyên nghiệp, các nhà tư vấn hoặc Agency sử dụng ứng dụng để trao đổi, cộng tác với khách hàng; hoặc cho các cơ sở giáo dục:

Các gói đăng ký chuyên nghiệp dành cho người dùng có nhu cầu đặc biệt.
Các gói đăng ký chuyên nghiệp dành cho người dùng có nhu cầu đặc biệt.

Nếu là một người dùng nghiệp dư chỉ sử dụng whiteboard để lên ý tưởng cá nhân thì bạn có thể sử dụng tài khoản miễn phí. Còn nếu bạn và đội nhóm, công ty của bạn thường xuyên trao đổi hay tổ chức hội thảo, họp bàn thì các gói đăng ký chuyên nghiệp của Miro sẽ đem lại nhiều lợi ích và sự thuận tiện trong công việc hơn rất nhiều.

Đánh giá chung

Miro có thể giúp người dùng lập kế hoạch OKRs hiệu quả hơn nhiều
Miro có thể giúp người dùng lập kế hoạch OKRs hiệu quả hơn nhiều

Miro xứng đáng là cái tên hàng đầu về dịch vụ cung cấp whiteboard realtime hiện nay với những tính năng chuyên nghiệp giúp người dùng thỏa sức sáng tạo.

Những điểm mạnh khiến Miro trở thành một đối thủ đáng gờm trong cuộc đua công nghệ chính là việc tích hợp nhiều ứng dụng làm việc, khả năng cộng tác mạnh mẽ, kho templates từ đội ngũ chuyên nghiệp cũng như diễn đàn chia sẻ templates đa dạng, phong phú.

Là một người dùng nghiệp dư, mình đánh giá khá cao tính mở rộng của các công cụ cơ bản, giúp người dùng tự do trình bày nội dung một cách rõ ràng, thuận tiện. Tuy nhiên, vì có nhiều các công cụ chuyên nghiệp nên việc làm quen và sử dụng sẽ khá mất thời gian.

Nếu chỉ là người dùng nghiệp dư thì Miro là một lựa chọn tốt, còn nếu đội nhóm của bạn thường xuyên sử dụng whiteboard thì Miro là lựa chọn hoàn hảo!

5/5 - (1 bình chọn)
Content Protection by DMCA.com

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ChiasePremium

Blog chia sẻ Kiến thức công nghệ và Trải nghiệm tài nguyên số. Hướng dẫn đăng ký và Hỗ trợ sử dụng các loại Tài khoản Premium.

Share via
Copy link