Tài khoản Chegg
Trên blog này mình có viết khá chi tiết về Chegg cùng những cảm xúc vui buồn khi đăng ký dùng Chegg và trong thời gian hỗ trợ các bạn sử dụng tài khoản Chegg. Chi tiết các bài viết này có ở danh sách cuối bài viết này.
Tuy nhiên, vẫn còn một số các câu hỏi mà các bạn mới dùng Chegg còn khá “bỡ ngỡ” và thường xuyên gặp phải (thực ra là có hết ở trang FAQ Chegg nhưng các bạn không mấy khi đọc). Và đó là lý do chính mình tạo một chuyên trang trên blog này để chia sẻ về Chegg.
1. Bạn có thể tự đăng ký tài khoản Chegg được không?
Câu trả lời là hoàn toàn được bạn nhé. Chegg hỗ trợ thanh toán với hầu hết các thẻ VISA, MASTERCARD do các ngân hàng Việt Nam phát hành. Bạn tạo tài khoản Chegg và “add” thông tin thanh toán, sau đó tiến hành thao tác thanh toán.
Chegg không có cho thanh toán một lần nhiều tháng hoặc thanh toán trước cả năm. Do đó, sau 30 ngày thì Chegg sẽ tự động trừ tiền trong thẻ (nếu thẻ còn tiền) trước khi bắt đầu tháng sử dụng mới. Như mình thấy thì Chegg sẽ trừ tiền trong thẻ vào ngày thứ 27-28 kể từ ngày sử dụng đầu tiên (chứ không phải chờ đến ngày 30 mới trừ tiền).
Một lưu ý nữa là thẻ đã add vào tài khoản thì tương đối khó để gỡ ra (xem bài: https://chiasepremium.com/luu-y-lien-ket-thong-tin-thanh-toan-cho-ung-dung/). Lúc này có 02 tùy chọn là: 1-thêm thẻ mới để gỡ thẻ cũ (KHÔNG NÊN) và 2-cách hai là hủy gia hạn tự động trên tài khoản Chegg. Sau khi hủy gia hạn, bạn vẫn tiếp tục sử dụng các tính năng của Chegg đã đăng ký cho đến hết chu kỳ sử dụng (khá giống với Course Hero).
2. Người mới bắt đầu sử dụng thì nên đăng ký gói nào?
Nếu nhu cầu của bạn chỉ là tra lời giải, tìm solutions cho sách giáo khoa và thi thoảng hỏi gia sư thì gói bạn nên bắt đầu sử dụng là Chegg Study Basic. Chi tiết tính năng gói này bạn xem ở đây: https://www.chegg.com/study
Các đặc tính chính của gói này là xem không giới hạn các lời giải có sẵn và được đặt 20 câu trong một tháng với gia sư Chegg (nếu hỏi nhiều hơn chắc sẽ mất thêm phí. Nhưng mình ít khi hỏi quá 20 câu một tháng nên không rõ cách Chegg tính thêm phí).
3. Chegg dùng có an toàn không?
Tất nhiên là an toàn rồi. Nhưng ý mình ở đây là bạn có biết cách dùng Chegg an toàn không, tức là dùng Chegg không bị khóa tài khoản?
Nếu bạn lên trang hỗ trợ Chegg thì thấy khá nhiều phản hồi tiêu cực về việc Chegg khóa tài khoản người dùng vô cớ hoặc đang dùng yên lành thì lại phải reset password, hoặc bị nghi ngờ chia sẻ tài khoản..v..v.. đủ thập cẩm các trường hợp.
Mình có tổng kết một vài lỗi thường gặp với tài khoản Chegg (tài khoản bạn tự mua hoặc được hỗ trợ) ở bài viết này: Một số lưu ý khi sử dụng tài khoản Chegg hỗ trợ học tập.
Nhưng vẫn chưa đủ. Dạo gần đây có bạn feedback lại cho mình biết là dùng Chegg thông qua mạng wifi ở quán cà phê khiến cho tài khoản bị restrict (bắt buộc reset mật khẩu và có thể bị khóa tài khoản). Vì thế nếu bạn mang laptop đăng nhập tài khoản Chegg đi học ở quán xá hoặc ở nơi wifi công cộng hãy lưu ý điều này nha.
Cập nhật tháng 2/2021: Nhằm hỗ trợ sinh viên và học sinh ôn tập tốt trong kỳ thi giữa học kỳ, Chegg đang giảm giá 50% gói Chegg Study đến ngày 20/2/2021.

Cá nhân hóa nội dung học tập trên Chegg
Cập nhật tháng 9/2021: Gần đây Chegg mới bổ sung một tính năng Cá nhận nhân hóa nội dung học tập của bạn, với tên gọi là “Personalize Chegg to what you’re studying”. Tuy nhiên, tính năng này không dành cho các đăng ký Chegg bên ngoài nước Mỹ. Mình đã thử với vài tên trường đại học Việt Nam (các trường có liên kết đào tạo với nước ngoài hàng đầu Việt Nam).

Unblur Chegg Links Free
Hiện tại mình có hỗ trợ các bạn xem lời giải Chegg (Unblur Chegg Links Free), chi tiết mình có đăng ở bài viết này: https://chiasepremium.com/chia-se-tai-khoan-chegg/