Bạn có từng nghe nói đến Ubersuggest – một công cụ SEO đến từ Neil Patel? Hãy cùng mình trải nghiệm các tính năng tiêu biểu của tài khoản Ubersuggest Business nhé.
Ubersuggest là gì?
SEO không phải là một khái niệm xa lạ gì đối với những người làm Digital Marketing hay Content Marketing. Mình cũng vậy. Là một content writer, để bài viết được tiếp cận nhiều hơn với độc giả – cũng chính là những đối tượng khách hàng, việc tối ưu hoá SEO content là việc làm cực kỳ cần thiết và quan trọng. Trong đó, khâu quan trọng không thể bỏ qua là nghiên cứu từ khoá – keyword.
Mình đã tìm hiểu và sử dụng khá nhiều công cụ SEO để nghiên cứu từ khoá cũng như hỗ trợ những giải pháp hữu hiệu cho blog của mình. Và hôm nay, mình chọn Ubersuggest để chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong việc nghiên cứu từ khoá và tối ưu SEO cho các bài biết cũng như blog và website của mình (https://chiasepremium.com).
Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy thông tin hữu ích với những gì mình chia sẻ.
Cập nhật tháng 5/2022:
Ubersuggest gần đây mới ra mắt thử nghiệm tính năng “AI Paragraph Rewriter tool” (chỉ dành cho tiếng Anh), cho phép tạo ra bài viết chuẩn SEO chỉ với một vài thao tác, bắt đầu bằng cách nhập từ khóa cần SEO, sau đó, Ubersuggest sẽ lần lượt hoàn thiện tiêu đề, meta, và nội dung.
Cụ thể các bước sử dụng như sau:
1 – Enter a keyword you want to rank for on your website
2 – Ubersuggest will scan Google’s search results to create the most relevant content
suggest
3 – Ubersuggest’s Artificial Intelligence will give you title ideas, meta description content, headings and paragraphs (Page title, Meta description, 5 Headings & First paragraphs to go with your 5 favorite headings…)
Source: Ubersuggest
Có thể bạn quan tâm: Đánh giá nhanh tài khoản Keyword Revealer 2021 và so sánh với KWFinder
Tìm ý tưởng viết content với Ubersuggest
Mỗi ngày, có vô số các bài viết giới thiệu về rất nhiều các sản phẩm được viết và đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội, trên các nền tảng Internet mà mỗi người chúng ta chỉ có thể tiếp thu được một phần rất nhỏ, ngay cả khi chúng ta tìm kiếm về chúng trên mạng xã hội.
Bản thân mình vốn sẵn đam mê với nghề viết lách, nhưng cũng có khi bị bế tắc bởi nhiều lý do như không biết viết gì, không biết viết như thế nào để thu hút người đọc và để đạt được mục tiêu đưa bài viết và sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Đây là lúc mà mình và các bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của Ubersuggest – công cụ SEO có thể gợi ý những ý tưởng content có thể đem lại lợi ích cho blog hay website của bạn.
Hãy cùng bắt đầu với mình nhé!
Bạn nên đọc: Blogging For Business: Những bài học về SEO & Marketing Online từ Ahrefs
Xác định chủ đề/đối tượng content
Trước hết, bạn cần khoanh vùng mục tiêu content của mình. Nếu blog hay website của bạn chỉ nhắm vào một hoặc một số lĩnh vực có liên quan đến nhau thì hãy dùng chính nó làm chủ đề khai thác. Blog của mình chia sẻ khá nhiều chủ đề, vì thế mình sẽ chọn một chủ đề nhỏ trong đó là VPN – công cụ hỗ trợ thiết lập và kết nối mạng riêng ảo cho người dùng Internet.
Sau khi đã chọn được chủ đề cần triển khai, chúng ta sẽ bắt đầu với các bước tìm ý tưởng phù hợp với chủ đề đó để tối ưu SEO cho bài viết của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Cách tìm ý tưởng viết content với Ahrefs
Thống kê các ý tưởng liên quan đến content bằng Ubersuggest
Ubersuggest có nhóm công cụ Keyword Analyzer hỗ trợ lên ý tưởng content và phân tích keyword rất hữu ích. Nhóm công cụ này nằm ở thanh điều hướng bên trái của giao diện chính. Chọn mục “Contents Ideas” trong “Keyword Analyzer”, lúc này, một giao diện khác sẽ hiện ra:
Trong đó, phần thanh tìm kiếm là nơi mà bạn sẽ điền vào những keywords có liên quan đến chủ đề mà bạn sẽ viết. Bên cạnh thanh tìm kiếm là mục chọn ngôn ngữ và quốc gia mà bạn muốn nhắm đến. Ở đây, mình muốn tìm kiếm các content có nội dung về các công cụ VPN có nhiều lượt truy cập trên Google và nhiều lượt tương tác trên các nền tảng mạng xã hội nhất:
Sau khi chọn ngôn ngữ, quốc gia và nhập keyword, nhấp vào nút “Search” có nền màu cam ngay bên phải. Lúc này, Ubersuggest sẽ hiển thị một danh sách các content có chứa keyword mà bạn nhập với các nội dung và thống kê liên quan để sàng lọc.
Đây là một bảng thống kê các content hàng đầu đã được đăng tải trên các website và blog. Trong đó:
- Est. Visits: số lượt truy cập mỗi tháng.
- Backlinks (liên kết ngược): Số hyperlink được dẫn từ các website khác đến website chứa content gốc.
Bên cạnh đó, Ubersuggest cũng hiển thị lượt tương tác từ các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Pinterest. Dựa vào các số liệu thống kê trên, bạn có thể tìm ra content được quan tâm và tạo ra hiệu quả tốt để áp dụng cho chính bài viết của mình.
Có thể bạn quan tâm: Hiểu Search Intent để tăng traffic và cải thiện thứ hạng website
Phân tích keywords
Bước tiếp theo là chọn một content có “Est. Visits” và “Backlinks” cao để tiến hành phân tích keywords. Bạn có thể cân nhắc cả số lượt tương tác của Facebook nữa vì đây cũng là một nền tảng đầy tiềm năng cho digital marketing. Nhấp vào ô “Keywords” của mục “Est. Visits” để xem kỹ hơn các thống kê về những từ khoá đem lại lượt truy cập và tương tác cho content. Ở đây, mình chọn content có tiêu đề “Hotspot Shield 7.9.0, Hotspot Shield FREE VPN” với 884 lượt truy cập một tháng và 59 backlinks:
Ubersuggest sẽ hiển thị những từ khóa tạo cùng số lượt truy cập vào bài viết:
Tuy nhiên, mình đã mắc một sai lầm ở khâu chọn content này. Số lượng từ khoá SEO trong bài viết này có rất nhiều, các chỉ số thống kê cũng rất cao và có độ nguy hiểm khá lớn. Lý do là bài viết này được đăng tải trên một website download phần mềm lớn, đã có sẵn số lượng người truy cập khổng lồ. Các số liệu từ những website và blog lớn thường không có quá nhiều giá trị tham khảo.
Vì vậy nên mình đành chọn một content khác có số liệu tương đối là “Hướng dẫn cài đặt outline VPN miễn phí từ Google”:
Trong đó, Ubersuggest đưa ra các thông số liên quan đến từng keyword góp phần tạo nên lượt truy cập cho content:
- Volume: Số lượt tìm kiếm keyword trong 1 tháng.
- Position: Xếp hạng tìm kiếm của URL chứa keyword trên Google.
- Est. Visits: Lưu lượng truy cập website từ Google thông qua keyword.
- CPC: Chi phí trung bình cho mỗi lượt click khi quảng cáo từ khoá trên Google.
- Paid Difficulty: Mức cạnh tranh khi quảng cáo keyword.
- SEO Difficulty: Mức cạnh tranh của keyword khi không quảng cáo.
Những số liệu này sẽ cho bạn biết keyword nào có tiềm năng đem đến lượt truy cập cho content của bạn, cũng như những cạnh tranh liên quan và bạn sẽ phải quyết định xem nên “đẩy” keyword này bằng SEO hay trả phí quảng cáo, hoặc kết hợp cả hai phương án thì sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: Blogging for Business 05: Cách viết content thu hút khách hàng
Viết content từ ý tưởng và keywords đã chọn
Đây là bước làm trung tâm cho việc sáng tạo nội dung có giá trị của bạn. Dựa trên những ý tưởng và keywords mà chúng ta vừa tìm thấy cũng như phân tích ở trên, bạn sẽ cần viết một content mới cho website hay blog của mình bằng kỹ thuật Skyscraper, tức là hoàn thiện và nâng cấp content từ những content đã có để tăng backlinks và thứ hạng tìm kiếm trên Google cho content của mình.
Chủ động tăng backlinks cho content của mình
Một trong những mục đích chính của việc viết content marketing là tăng độ nhận diện thông qua nhiều nhân tố như lượt hiển thị kết quả tìm kiếm trên Google và tăng backlinks. Vậy nên, sau khi đã có một bản nâng cấp từ content và keywords có sẵn, bạn cần chủ động tăng backlinks cho content của mình, cũng bằng Ubersuggest.
Quay trở lại với content mà bạn đã chọn để phân tích keywords, nhấp vào nút “Link” tương ứng với mục “Backlinks” của content đó để xem danh sách các website đã dẫn link đến bài viết gốc:
Việc của bạn là liên hệ với các website đã dẫn link bài viết gốc để quảng bá bài viết của mình. Trong quá trình này, bạn cần làm cho những website này thấy được những giá trị độc đáo, mới mẻ mà bạn đã đề cập đến so với bài viết gốc.
Mình đã từng khá ngại ngùng khi làm việc này và nghĩ là sẽ chẳng có ai quan tâm đến chuyện cập nhật link trong bài viết của họ. Thế rồi khi mình liên hệ được với một website khá nổi tiếng và nhờ họ cập nhật link mới để hoàn thiện bài viết, họ đã đồng ý và đánh giá khá cao những thông tin hữu ích mà mình khai thác. Mình rất vui và xem đó là động lực để tiếp tục sáng tạo nội dung cũng như đẩy mạnh SEO cho bài viết thông qua việc gia tăng backlinks.
Cuối cùng, content của bạn sẽ có được những vị trí khả quan trên kết quả tìm kiếm của Google thông qua số lượng backlinks mà bạn đem đến.
Có thể bạn quan tâm: Cách tạo backlink tự nhiên với 4 loại content
Hướng dẫn sử dụng Ubersuggest: nghiên cứu từ khóa
Ubersuggest có thể giúp bạn lên ý tưởng và đề xuất keywords phù hợp để tối ưu SEO, vậy đối với việc có sẵn nhưng chưa biết nên tối ưu hóa SEO với những keywords gì thì sao?
Nếu bạn đã có một website sở hữu sẵn lượng truy cập và content nhất định, thì bạn nên bắt đầu đẩy mạnh những keywords có xếp hạng thấp. Những thông tin về số liệu và thứ hạng sẽ được Ubersuggest phân tích và hiển thị khi bạn tạo một project:
Bạn cũng có thể nhập thêm các keywords mới vào khung “Type in the keywords you want to track” để theo dõi và phân tích.
Tuy nhiên, đối với những website mới lập và không có xếp hạng keywords, Ubersuggest cũng sẽ giúp bạn tìm kiếm những từ khoá để thúc đẩy lượng truy cập và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
Có thể bạn quan tâm: Content promotion•Tổng hợp các chiến lược quảng bá nội dung tốt nhất
Phân tích keywords theo lưu lượng truy cập
Trong thanh điều hướng bên trái của giao diện Ubersuggest, chọn “Keywords by Traffic” trong mục “Competitive Analysis” và nhập tên miền của một website mà bạn xem là mục tiêu hướng đến. Vì chưa có nền tảng cơ bản, bạn cần chọn những website có cùng chủ đề, sản phẩm và mục tiêu khách hàng để áp dụng những phương thức tối ưu SEO phù hợp cho website của mình.
Một báo báo xếp hạng keywords từ website mà bạn muốn phân tích sẽ được trích xuất sau khi nhấp vào nút tìm kiếm.
Bạn có thể tham khảo các keywords từ những website mục tiêu này dựa trên những số liệu về lượng truy cập, xếp hạng và độ cạnh tranh SEO. Một tip nhỏ là các keywords với cụm từ 3 từ trở lên có xu hướng chuyển đổi tốt hơn các keywords chứa một hoặc hai từ.
Khi nhấp vào biểu tượng mũi tên phía bên phải của keywords, Ubersuggest sẽ hiển thị và phân tích chi tiết các website xếp hạng keywords trong top 10. Theo đó, bạn có thể dùng “Keywords by Traffic” của Ubersuggest để tiếp tục phân tích keywords của các website có liên quan này.
Để bắt đầu “nuôi” website của mình, bạn nên lựa chọn những keywords liên quan đến sản phẩm, chủ đề mà website của bạn đề cập. Những keywords này cần có lưu lượng truy cập trên 500 và có độ khó SEO thấp để mang lại lượng chuyển đổi cao mà không phải cạnh tranh quá nhiều với các website đối thủ khác.
Cập nhật và theo dõi keywords của bạn
Sau khi đã có được một danh sách các keywords cần triển khai, bạn quay lại “Dashboard” ở trên cùng của thanh điều hướng và nhấp vào mục “Tracked Keywords”:
Ubersuggest sẽ hiển thị một giao diện phân tích xếp hạng các keywords mà bạn theo dõi:
Nhấp vào nút “Add Keywords” để thêm những keywords mà bạn cần theo dõi. Những keywords này có thể là những keywords có thứ hạng thấp trong website của bạn, hoặc những keywords mà bạn chọn lọc từ quá trình phân tích keywords của các website phổ biến hiện nay:
Ubersuggest cũng cho phép thêm hàng loạt từ khoá ngoài bằng cách add file CSV với nút “Import From CSV”. File CSV này có thể được xuất và chọn lọc từ bước 1 mà mình đã trình bày ở trên.
Nhấp vào nút “Star Tracking” ngay dưới hộp thoại để bắt đầu theo dõi và phân tích các keywords mà bạn dự định sẽ dùng để “đẩy” website của mình.
Sử dụng các keywords đã theo dõi để tối ưu hoá SEO cho content
Sau khi đã có được một lượng keywords nhất định, chúng ta sẽ tiến hành bước quan trọng nhất là tạo ra những content có chứa các keywords đó một cách thật tự nhiên. Mình thì đã có sẵn các content cho những keywords này rồi, nên nhiệm vụ của mình là chỉnh sửa và hoàn thiện content theo hướng tối ưu hoá SEO để đẩy mạnh chuyển đổi của keywords, tiến tới vị trí cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và cuối cùng là đem lại doanh thu, lợi nhuận cho website.
Hướng dẫn sử dụng Ubersuggest: Tối ưu SEO với thuật toán Google
Có bao giờ bạn cố gắng tối ưu hoá SEO cho các bài viết và website của mình, nhưng khi tìm kiếm trên Google thì lại thất vọng khi thấy thứ hạng trên kết quả tìm kiếm quá thấp, hoặc thậm chí không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm?
Có thể website của bạn đã khá lỗi thời với thuật toán được cập nhật liên tục của Google. Vì thế, Ubersuggest cũng sẽ giúp bạn theo dõi và hỗ trợ tối ưu hoá SEO cho website của bạn theo những cập nhật thuật toán của Google.
Ubersuggest đã làm khá tốt khi giúp website của mình tối ưu hoá SEO và đứng thứ nhất lẫn thứ 2 trên kết quả tìm kiếm cho keyword “chia sẻ premium”. Nhờ đó, Google sẽ dễ dàng thu thập dữ liệu từ website của mình hơn, trải nghiệm cũng như khả năng chuyển đổi, tương tác của khách hàng với website cũng được cải thiện nhiều.
Chúng ta đã phân tích từ khoá để lên ý tưởng content, cũng đã phân tích các website cạnh tranh để đưa ra những keywords phù hợp cho website với Ubersuggest. Bây giờ, với nhóm công cụ “SEO Explorer”, chúng ta sẽ đuổi kịp những cập nhật về thuật toán Google để vươn tới các xếp hạng đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.
Dò lỗi cho website
Khi Google cập nhật thuật toán, nếu website của bạn không theo kịp hoặc mắc phải lỗi nào đó mà Google không thể thu thập dữ liệu được, thì website sẽ không thể xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm dù content của bạn hoàn toàn phù hợp với nhu cầu tìm kiếm.
Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ phải kiểm tra lại toàn bộ website của mình. Đầu tiên, trên thanh điều hướng bên trái của giao diện, bấm chọn “SEO Analyzer” trong mục “SEO Explorer”:
Nhập tên miền website của bạn vào thanh tìm kiếm và nhấp vào nút “Search”. Ubersuggest sẽ trả lại kết quả phân tích website sau vài giây load.
Theo báo cáo của Ubersuggest, có thể thấy website của mình có các điểm chuyển đổi nằm ở mức khá tốt với 320 bài viết. Để xem chi tiết hơn, bạn có thể lướt xuống phần dưới:
Hình trên là mô tả tổng quan về website của mình với các bài viết hỏng, bị lỗi hay bị chặn hoàn toàn không có. Số lượng các bài viết chuyển hướng ít hơn nhiều so với các bài viết tốt. Ubersuggest cũng đưa ra 26 lỗi nghiêm trọng về kỹ thuật cần đến quản trị website, 86 cảnh báo về những lỗi đơn giản có thể điều chỉnh. Tuy nhiên, vì các lỗi này không gây ảnh hưởng quá lớn đến tình trạng SEO của website nên Ubersuggest cũng không đưa ra đề nghị khắc phục.
Đánh giá tốc độ website
Một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến lượt truy cập website là tốc độ load. Website load càng lâu thì càng khiến bạn đọc cũng như khách hàng mất kiên nhẫn và bỏ đi. Vì thế, Ubersuggest cũng sẽ phân tích chi tiết các vấn đề về tốc độ cũng như thời gian hiển thị bài viết, để đảm bảo giữ chân người truy cập cho website của bạn:
Mục này nằm ngay phía dưới mục báo cáo tổng quát website. Kết quả phân tích cho thấy tốc độ website của mình khá tốt ở cả hai nền tảng máy tính và thiết bị di động. Tuy nhiên, với thiết bị di động thì chỉ số tốc độ chỉ ở mức trung bình khá. Mình sẽ note lại vấn đề này để kỹ thuật website tối ưu.
Hướng dẫn khắc phục các vấn đề của trang web
Ở cuối phần báo cáo của Ubersuggest có tổng kết các vấn đề SEO quan trọng, được sắp xếp dựa trên mức độ ưu tiên:
Để giải quyết các vấn đề này, bạn nhấp vào ô “See All Issues”. Ubersuggest sẽ load một báo cáo trình bày về các vấn đề theo thứ tự ưu tiên, kèm theo cả giải pháp khắc phục:
Các vấn đề được phân chia thành các danh mục nghiêm trọng – cảnh báo – khuyến nghị và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên tối ưu hoá SEO, tức là càng được xếp trước thì càng có ảnh hưởng đến hiệu quả SEO của website. Ubersuggest cũng sẽ liệt kê chi tiết các bài viết chứa lỗi khi nhấp vào dấu mũi tên:
Giải pháp cho các vấn đề này cũng được Ubersuggest đề xuất khi nhấp vào dòng “What is this and how do I fix it?” bên cạnh:
Dựa trên những gợi ý mà Ubersuggest đưa ra, bạn có thể khắc phục các vấn đề mà website gặp phải để phù hợp với thuật toán của Google. Một vấn đề nhỏ xíu cũng có thể dẫn đến thay đổi đáng ngạc nhiên cho website của bạn. Hãy thử nhé.
Sau khi đã khắc phục xong các vấn đề được chỉ ra, bạn có thể kiểm tra lại website của mình bằng cách nhấp vào nút “Recrawl Website” trong mục “SEO Analyzer” để thu thập lại dữ liệu website của mình. Bằng cách này, bạn sẽ biết được liệu các vấn đề đã được khắc phục hiệu quả chưa, và quá trình “vá lỗi” này có tạo ra những “lỗ hổng” nào mới cho website của bạn hay không.
Thông qua các chia sẻ ở trên bạn đã biết Ubersuggest là gì rồi đúng không?
Các chia sẻ này cũng là những kinh nghiệm nhỏ nhặt mà mình đã tích lũy được khi sử dụng Ubersuggest để tối ưu hoá SEO cho website. Mong là bài viết này cũng đem lại nhiều điều đáng lưu tâm cho các bạn làm marketing online. Nhớ thường xuyên “kiểm tra sức khoẻ” cho website của bạn để cập nhật các thuật toán của Google và luôn giữ vững thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm nhé!
Q.Hoa