Bạn càng sở hữu nhiều kỹ năng nổi bật hơn so với những ứng viên tuyển dụng khác, bạn càng có cơ hội trúng tuyển cao hơn. Và theo đà phát triển nhanh chóng của xã hội, việc học hỏi trau dồi kỹ năng thông qua các khoá học trực tuyến ngày càng phổ biến.
Và LinkedIn Learning là một nền tảng thích hợp để nâng cao kỹ năng và cập nhật kiến thức mới. Bài viết này mình sẽ chia sẻ chi tiết về LinkedIn Learning và LinkedIn Premium Career.
➤Trước hết mình xin trả lời câu hỏi mà ChiasePremium team nhận được khá nhiều trong thời gian vừa qua, đó là có tài khoản LinkedIn Learning lifetime không? Câu trả lời chắc chắn là Không có các bạn nhé.
Ngoài LinkedIn Learning, nếu bạn quan tâm đến các nền tảng học trực tuyến khác thì có thể tham khảo các bài đánh sau nhé: Coursera Plus, Udacity, edX, Master Class, Codecademy Pro, Udemy, FutureLearn, Eduonix,….
Hướng dẫn đăng ký trải nghiệm tài khoản LinkedIn Learning miễn phí 01 tháng, truy cập full nội dung tất cả các khóa học (và các lưu ý quan trọng khi đăng ký): Xem tại đây
Và các hướng dẫn đăng ký sử dụng chi tiết.
- Hướng dẫn đăng ký Coursera Plus miễn phí: Xem tại đây.
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản Skillshare premium giá rẻ: Xem tại đây.
- Hướng dẫn đăng ký ưu đãi DataCamp premium: Xem tại đây
- Các tạo tài khoản Udemy với hàng nghìn khóa học miễn phí vĩnh viễn: Xem tại đây.
- Và nhiều hướng dẫn khác, các bạn có thể Search trên Blog này nhé!
LinkedIn Learning là gì?
LinkedIn Learning là một nền tảng học trực tuyến mở MOOC (Massive Open Online Courses) trực thuộc LinkedIn.com, cung cấp hơn 20300 khóa học trực tuyến về 3 chủ đề chính Business (Kinh doanh), Creative (Sáng tạo) và Technology (Công nghệ).
Thông tin cũ: LinkedIn Learning có hơn 16000 khóa học, hiện tại con số này (cập nhật tháng 10/2022) là hơn 20000.
Bạn có thể truy cập LinkedIn Learning trên máy tính thông qua trình duyệt web hoặc thông qua ứng dụng LinkedIn Learning Android hay iOS.
LinkedIn Learning kế thừa từ Lynda.com – một website cung cấp các khoá học trực tuyến với nguồn tài nguyên đồ sộ, tập trung chủ yếu vào các kỹ năng mềm và thiết kế đồ hoạ. Năm 2015, Lynda được LinkedIn mua lại và đổi tên thành LinkedIn Learning.
Hiện tại, các khoá học chất lượng cao từ Lynda.com đã hoàn toàn chuyển sang nền tảng LinkedIn Learning.
Lợi ích dễ thấy nhất của việc chuyển đổi này là: người dùng được đề xuất những khóa học sát với năng lực chuyên môn hiện tại của mình, hay nói cách khác LinkedIn Learning có khả năng tự động đề xuất các khóa học phù hợp với sở trường (được mô tả trên hồ sơ Linkedin) của người dùng LinkedIn.
Bên cạnh đó, LinkedIn Learning cũng bổ sung một số tính năng mới như Q&A (Hỏi – Đáp) và Learning Groups để tương tác với các chuyên gia và các học viên khác về lĩnh vực mà người dùng đang theo học.
LinkedIn Learning Review
✔ Thư viện khoá học đa dạng
Hiện LinkedIn Learning đang sở hữu hơn 16.900 20.300 khoá học thuộc nhiều lĩnh vực từ Kinh doanh, Công nghệ đến Sáng tạo,… Các khoá học chủ yếu hướng hướng đến mục tiêu đào tạo kỹ năng thực tế để phục vụ nhu cầu việc làm hơn là đào tạo chuyên sâu về kiến thức.
Hiểu đơn giản, các khoá học trên LinkedIn Learning ít mang tính học thuật và phù hợp với những học viên có nhu cầu học hỏi, nâng cao kỹ năng trong công việc (kiến thức học xong có thể áp dụng vào thực tế ngay sau khi học).
Vì không phải là một nền tảng giáo dục được công nhận như một cơ sở đào tạo đại học hoặc cao đẳng, nên đa số các khoá học của LinkedIn Learning chỉ thuộc trình độ nhập môn và sơ – trung cấp, tương dối ít các khoá học nâng cao dành cho chuyên gia và những người có nhu cầu tìm hiểu hoặc nghiên cứu chuyên sâu.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì LinkedIn Learning cũng như một số các nền tảng học trực tuyến khác như Udemy, Skillshare, Coursera (một phần)… hướng tới đào tạo kỹ năng thực tế – mang tính thực dụng nhiều hơn.
Cá nhân mình cho rằng, ngoại trừ một số chuyên ngành liên quan đến IT, Thiết kế đồ họa,…có liên quan nhiều đến internet/xử lý dữ liệu trực tuyến, thì cơ bản việc học online chuyên sâu là không hiệu quả bởi vì thiếu môi trường tương tác, môi trường thực hành và các chỉ dẫn quan trọng từ người hướng dẫn/giáo viên/giảng viên/giáo sư.
Một số nền tảng học tập trực tuyến khác như Coursera, Udacity, edX… có nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu, trị giá hàng ngàn USD với thời gian đào tạo liên tục từ 2-3 năm, bao gồm có thể có các kỳ thực hành mà học viên cần phải di chuyển, chứ cũng không hoàn toàn học trực tuyến.
Dù sao đi nữa, học trực tuyến vẫn rất quan trọng, ít nhất dưới góc độ cập nhật các kiến thức mới, gợi mở định hướng phát triển sự nghiệp cho người dùng hoặc đôi khi là tìm kiếm một ý tưởng… Trên cơ sở đó người dùng (người học) sẽ chọn một cơ sở đào tạo, thực hành để hoàn thiện kỹ năng tốt hơn.
Bộ lọc tìm kiếm hiệu quả
Với số lượng khoá học đồ sộ, việc tìm kiếm một khoá học phù hợp với nhu cầu của người dùng có lẽ sẽ trở nên khá mất thời gian và khó khăn. Nhưng LinkedIn Learning đã thiết kế một bộ lọc và công cụ tìm kiếm hỗ trợ tối ưu cho học viên.
Sau khi tìm kiếm, các khoá học có thể được sắp xếp tuỳ theo lựa chọn của người dùng như Kết quả phù hợp nhất, Lượt xem hoặc Mới nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sắp xếp kết quả dựa vào bộ lọc theo loại khoá học, trình độ khoá học hay dựa trên độ dài nội dung, độ khó và loại phần mềm cần học.
Với bộ lọc này, người dùng có thể chọn ra khoá học dựa trên việc kết hợp nhiều yếu tố phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Thậm chí, bộ lọc trên LinkedIn Learning có thể giúp bạn tìm ra được video hay phần nội dung quan trọng của khoá học mà bạn cần (mà không cần phải tham gia toàn bộ khoá học).
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng chức năng tìm kiếm của LinkedIn Learning theo hướng dẫn chi tiết ở đây: https://www.linkedin.com/help/learning/answer/71915
Lộ trình học tập thuận tiện
Learning Path (Lộ trình học tập) là một tập hợp các khóa học cùng lĩnh vực nhất định nhằm cung cấp các hướng dẫn chi tiết, đưa ra các định hướng chính xác để giúp học viên làm quen và có thể thành thạo chuyên môn về lĩnh vực đó khi theo học đầy đủ các khóa học được đề xuất trong lộ trình này.
Việc kết hợp nhiều khoá học cùng chủ đề theo lộ trình này khá phổ biến trên các nền tảng MOOC lớn như MasterTracks của Coursera, MicroMasters của EdX và Nanodegrees của Udacity., Techdegree của Treehouse,..
Những thông tin về lộ trình học sẽ được mô tả chi tiết trong phần giới thiệu để người dùng biết rõ rằng mình đang học gì và sẽ đạt được những gì sau khi hoàn thành khoá học.
Kết thúc lộ trình học, LinkedIn Learning sẽ cấp chứng chỉ của ngành học cho bạn để làm đẹp hồ sơ LinkedIn của bạn, cũng như đưa bạn đến gần với cơ hội việc làm hoặc cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Chứng nhận hoàn thành khoá học
Các khóa học của LinkedIn Learning có giá trị khá lớn trong việc trau dồi kỹ năng công việc, nghề nghiệp nhưng không được công nhận như một khoá học chính quy.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành một lộ trình học hoặc một khoá học, học viên sẽ được nhận một chứng chỉ để hiển thị trên hồ sơ nghề nghiệp LinkedIn của mình.
Bên cạnh đó, LinkedIn Learning cũng có một số khoá học Chuẩn bị Chứng chỉ (Certification preparation) và khoá học cung cấp tín chỉ Giáo dục Thường xuyên CEU (đơn vị tín chỉ được công nhận) cho học viên.
Dưới đây là một số chương trình Chuẩn bị Chứng chỉ và CEU của LinkedIn Learning:
Sử dụng tài khoản LinkedIn Learning
Đăng ký tài khoản LinkedIn và lựa chọn khoá học
Trước hết, bạn cần đăng ký một tài khoản LinkedIn trả phí, tài khoản này giúp bạn không chỉ có thể tham gia các khoá học trên LinkedIn Learning mà còn được truy cập và sử dụng các dịch vụ khác của LinkedIn.
Để bảo mật và giữ an toàn cho tài khoản của mình, bạn cần cung cấp thông tin đăng ký đầy đủ và chú ý nên sử dụng ảnh đại diện có mặt thật của bạn để tài khoản được xác thực. (LinkedIn thường hay yêu cầu xác thực tài khoản nếu ảnh đại diện tài khoản không phải là ảnh khuôn mặt của người dùng)
Việc sắp xếp danh mục các khoá học trên LinkedIn Learning là một ưu điểm đặc biệt của nền tảng này. Các khoá học được chia thành 3 chủ đề lớn: Business (Kinh doanh), Creative (Sáng tạo) và Technology (Công nghệ). Trong mỗi chủ đề lớn lại được phân thành 3 loại nội dung:
- Topics: Nếu bạn đã xác định rõ rằng mình muốn học hay tích lũy kinh nghiệm ở một chuyên ngành hay kỹ năng cụ thể thì đây là lựa chọn tối ưu nhất. Chỉ cần nhấp vào lĩnh vực mà bạn đang cần học và chọn các khóa học phù hợp nhất dành cho mình.
- Software: Với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay, thì việc thành thạo một số phần mềm chuyên môn là một điểm mạnh đối với ngành nghề của bạn. Bạn có thể chọn học các phần mềm hỗ trợ cho chuyên ngành của mình để rèn luyện và nâng cao năng lực chuyên môn.
- Learning Paths: Đây là một lựa chọn tuyệt vời và tiết kiệm thời gian dành cho những ai muốn dấn thân vào một lĩnh vực mới hoặc với những học viên nghiệp dư muốn đúc kết, hệ thống lại kiến thức của mình. Thay vì phải tìm kiếm ngẫu nhiên các khóa học trong hàng chục ngàn khoá học, bạn có thể đơn giản chọn lĩnh vực mà mình quan tâm và tiến hành học tập một cách trình tự, bài bản.
Tham gia khoá học Linkedin Learning
Một khoá học được chia thành nhiều phần, bao gồm các video với độ dài khoảng 5 phút.
Học viên có thể xem trực tiếp trên website, ứng dụng di động hoặc download để học ngoại tuyến.
Ngoài ra, cuối mỗi phần của khoá học có thể có các bài kiểm tra kiến thức:
Với LinkedIn Learning, người dùng có thể đặt mục tiêu về số phút mỗi tuần mà bạn sẽ dành ra để tham gia các khoá học, cũng như theo dõi tiến trình của các khoá học khác nhau trong tài khoản của mình.
Hoàn thành khoá học & lấy chứng chỉ
Nhiều khóa học của LinkedIn Learning cung cấp chứng chỉ hoàn thành, người dùng có thể download dưới dạng PDF hoặc thêm vào hồ sơ LinkedIn của mình như thêm một kỹ năng chuyên môn vào CV xin việc.
Để làm đẹp thêm hồ sơ LinkedIn của mình và tăng cơ hội việc làm, bạn sẽ cần thực hiện một vài bước sau để tối ưu hoá hồ sơ của mình:
- Sử dụng ảnh đại diện thật. Lưu ý trang phục phù hợp và đảm bảo rằng thái độ trong hình của bạn luôn thân thiện và tự tin.
- Title ngắn gọn, súc tích về bản thân.
- Giới thiệu bản thân một cách hấp dẫn để phô diễn giá trị cũng như khả năng của bản thân, tránh lỗi chính tả hoặc diễn đạt.
- Sử dụng hình ảnh hoặc các tài liệu về bằng cấp, kỹ năng cũng như kiến thức để tăng thêm tính xác thực và chi tiết cho hồ sơ của bạn.
LinkedIn Learning có tốt không?
LinkedIn Learning tốt nhưng vẫn có một vài nhược điểm. Dưới đây mình tổng kết một số ưu, nhược điểm của nền tảng học trực tuyến này.
Ưu điểm
LinkedIn Learning là một nền tảng MOOC khá tốt để phát triển các kỹ năng phục vụ cho công việc và sự nghiệp với những ưu điểm như:
- Giao diện sử dụng đơn giản
Thiết kế website cũng như ứng dụng trên di động của LinkedIn Learning khá chuyên nghiệp và dễ điều hướng. Các khoá học hiển thị đều được gợi ý dựa trên hồ sơ cá nhân của người dùng và dựa trên một số tiêu chuẩn xếp hạng chung như độ phổ biến, khoá học mới cập nhật,…
- Thư viện khoá học phong phú
Một trong những điểm nổi bật của LinkedIn Learning là số lượng khoá học lên đến hàng chục ngàn và được sắp xếp, phân chia rất rõ ràng theo các lĩnh vực, loại khoá học. Đặc biệt, nền tảng còn có các Learning Paths để học viên có thể tìm hiểu về chuyên ngành một cách bài bản, hệ thống.
- Hỏi & Đáp với các chuyên gia
LinkedIn Learning còn mang đến cho người dùng cơ hội trao đổi, học hỏi với các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia vào các Learning Groups để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng với các học viên hoặc đồng nghiệp hay các chuyên gia khác cùng lĩnh vực.
- Chứng chỉ hoàn thành khoá học trên hồ sơ LinkedIn
Các khoá học chuyên môn có thể cung cấp cho học viên chứng chỉ và các kỹ năng (skills) để hiển thị trên hồ sơ LinkedIn, giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn trong con mắt của nhà tuyển dụng.
- Ứng dụng di động
LinkedIn Learning không chỉ có nền tảng website mà còn có sẵn ứng dụng di động cho cả hai hệ điều hành iOS và Android.
Do đó, học viên có thể truy cập vào các khoá học một cách thuận tiện và chủ động hơn. Thậm chí, bạn có thể download các video khoá học để học ngoại tuyến hoặc để xem lại bất kỳ lúc nào.
Hạn chế
Mặc dù việc học trên LinkedIn Learning mang đến nhiều lợi ích nhưng nền tảng này không hoàn hảo tuyệt đối mà vẫn có những hạn chế cần khắc phục như:
- Không có nhiều khoá học nâng cao
Các khoá học trên LinkedIn Learning có khá nhiều cấp độ, từ nghiệp dư, sơ cấp cho đến trung cấp và cao cấp. Tuy nhiên, số lượng khoá học nâng cao rất ít và việc phân loại cấp độ khoá học không phải lúc nào cũng chính xác. Người dùng cần phải tìm hiểu kỹ về khoá học trước khi quyết định tham gia để không lãng phí thời gian học.
- Không được công nhận
LinkedIn Learning không cung cấp chứng chỉ được công nhận bởi các cơ sở giáo dục chính quy, mặc dù một số giảng viên có học vị cao và là chuyên gia trong lĩnh vực mà họ giảng dạy. Tuy nhiên, nền tảng này có một vài khoá học chuyên môn cung cấp tín chỉ CEU và chương trình Chuẩn bị Chứng chỉ.
- Phương thức trình bày khoá học khá đơn điệu
Phần lớn các khoá học trên LinkedIn Learning được trình bày dưới dạng video hoặc audio, đôi khi có kèm bài kiểm tra cuối mỗi nội dung học. Tuy nhiên, đây là những kiểu trình bày khá thụ động và thiếu sự thú vị đối với người học.
LinkedIn Premium Career review
LinkedIn có nhiều gói đăng ký và đôi khi việc thay đổi tên gọi gói đăng ký diễn ra nhanh chóng làm cho mình (và có lẽ nhiều người dùng khác khó chọn lựa). Mình có chia sẻ chi tiết về sự thay đổi tên gọi các gói, cũng như chức năng các gói ở phần nội dung ” SỰ RỐI RẮM TRONG VIỆC PHÂN LOẠI CÁC GÓI ĐĂNG KÝ” trong bài viết: https://chiasepremium.com/linkedin-la-gi-dich-vu-nang-cap-tai-khoan-linkedin-premium/
LinkedIn Premium có 2 gói (trong quá trình hỗ trợ nâng cấp tài khoản LinkedIn mình thấy có khá nhiều bạn không để ý kĩ, nghĩ rằng LinkedIn chỉ có 1 gói premium, thực tế là LinkedIn Premium có 2 gói bạn nhé, cập nhật tháng 10/2022, và 2 gói này cũng có mức phí khác nhau, đó là LinkedIn Premium Career và LinkedIn Premium Business.
Cá nhân mình thấy rằng LinkedIn Premium Career phù hợp cho người dùng cá nhân khi đang tìm kiếm việc làm. Nếu bạn đang làm cho công ty, doanh nghiệp ở vị trí kinh doanh, tìm kiếm khác hàng thì gói LinkedIn Premium Business hoặc LinkedIn Sales Navigator có thể sẽ phù hợp hơn.
Riêng về gói LinkedIn Sales Navigator ChiasePremium Team có chia sẻ đánh giá, trải nghiệm chi tiết ở bài viết sau: https://chiasepremium.com/linkedin-sales-navigator-la-gi/
LinkedIn Premium Career là gì?
Các khoá học trên LinkedIn Learning là các khoá học tính phí và chỉ có một lựa chọn duy nhất để tham gia khoá học là sử dụng tài khoản LinkedIn trả phí. LinkedIn có nhiều loại tài khoản trả phí, gói premium có giá thấp nhất và cũng được sử dụng nhiều nhất là LinkedIn Premium Career.
Nếu bạn tham gia LinkedIn với mục đích chính là tìm việc làm, mở rộng “network” thì gói tài khoản miễn phí có lẽ là đủ. Nhưng để có thể tiếp cận nhiều hơn, nhanh hơn với các cơ hội việc làm, tăng uy tín và góp phần thăng tiến trong sự nghiệp, cũng như tham gia các khoá học trên LinkedIn Learning thì tài khoản LinkedIn Premium Career/LinkedIn Premium Business rất đáng để bạn xem xét.
Tính năng nổi bật của LinkedIn Premium Career
LinkedIn Learning Unlimited
Khi nâng cấp tài khoản lên gói LinkedIn Premium Career bạn có quyền truy cập vào bất cứ khoá học nào trong hơn 20300 khoá học trên LinkedIn Learning. Điều này có thể hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong việc phát triển chuyên môn cũng đạt được các kỹ năng mới để thăng tiến trong sự nghiệp.
Sau khi hoàn thành khoá học, bạn sẽ nhận được chứng chỉ hoàn thành khoá học được chứng nhận bởi LinkedIn và nếu cần bạn có thể đưa chứng chỉ này vào hồ sơ LinkedIn của mình.
Hồ sơ cao cấp
Đây là tính năng đặc biệt dành cho các tài khoản trả phí của LinkedIn, cho phép sử dụng ảnh hồ sơ lớn và tuỳ chỉnh nền. Ảnh hồ sơ lớn sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với các hồ sơ khác khi hiển thị trên trang tìm việc của nền tảng này.
Bên cạnh đó, tính năng tuỳ chỉnh nền sẽ giúp bạn thể hiện cá tính cũng như năng lực chuyên môn để gây chú ý đến nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, LinkedIn còn cho phép bất kỳ ai liên hệ với bạn mà không cần thông qua giới thiệu hoặc kết nối trung gian như với tài khoản miễn phí. Hồ sơ xin việc của bạn sẽ tự động được xếp phía trên các thành viên không đăng ký LinkedIn Premium Career.
Lượt xem hồ sơ
Tài khoản LinkedIn miễn phí chỉ có thể xem được 5 lượt xem hồ sơ gần nhất. Nhưng tài khoản LinkedIn Premium Career có thể hiển thị toàn bộ những người đã xem hồ sơ của bạn trong 90 ngày gần nhất.
Tương tự như các lượt xem quảng cáo, lượt xem hồ sơ càng nhiều có nghĩa là bạn đang gây ấn tượng với nhiều nhà tuyển dụng nhiều. Đó là tín hiệu tốt cho thấy bạn có nhiều cơ hội để có một công việc như ý.
InMail
InMail là hệ thống tin nhắn cá nhân của LinkedIn cho phép người dùng giao tiếp với những người ngoài mạng LinkedIn cá nhân của mình. InMail rất có lợi cho tìm kiếm việc làm và đem lại tỉ lệ phản hồi cao hơn email truyền thống.
Tài khoản Premium Career cho phép người dùng gửi tối đa năm tin nhắn InMail mỗi tháng và có thể mua thêm khi đã dùng hết lượt miễn phí.
Phân tích danh sách việc làm
Khi tìm kiếm việc làm trên LinkedIn, bạn có thể sử dụng tính năng này để phân tích các kinh nghiệm, kỹ năng và thậm chí cả bằng cấp của các ứng viên khác để so sánh với bản thân.
Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định có nên “apply” vào công việc hay không, hoặc tìm kiếm một công việc khác ít cạnh tranh và bạn có nhiều khả năng được nhận hơn.
Chi phí
Có 2 lựa chọn đăng ký cho gói LinkedIn Premium Career là trả phí hàng tháng và trả phí hàng năm:
LinkedIn cũng cho phép dùng thử các gói Premium/Sales trong thời hạn 01 tháng. Nếu không huỷ đăng ký trước khi hết thời hạn dùng thử, LinkedIn sẽ tự động trừ phí đăng ký của bạn.
Cách đăng ký LinkedIn Learning/LinkedIn premium miễn phí
Dưới đây mình xin chia sẻ cách đăng ký tài khoản LinkedIn Learning truy cập full mọi khóa học miễn phí trong 1 tháng theo chương trình trải nghiệm của LinkedIn.com, áp dụng cho bất kỳ người dùng nào chưa tham gia chương trình này trong vòng 1 năm trở lại. (Cách đăng ký các gói LinkedIn khác tương tự).
Điều kiện cần có:
- Tài khoản LinkedIn của bạn: đang ở chế độ Basic (miễn phí), không tham gia chương trình gói đăng ký trả phí LinkedIn nào trước đó.
- Một thẻ thanh toán VISA/Mastercard hoặc Paypal. (Chú ý: LinkedIn sẽ không trừ tiền trong tài khoản của bạn trong thời gian trải nghiệm gói LinkedIn 01 tháng).
Các bước thực hiện:
Truy cập link đăng ký: https://chiasepremium.com/go/LinkedIn.Learning
Chọn “Start my free month”.
Click chọn “Try for free“, sau đó mình lần lượt nhập thông tin đăng ký, mật khẩu, số điện thoại (để LinkedIn.com gửi mã xác nhận), nhập mã xác nhận gửi vào điện thoại và mã xác nhận gửi vào email.
Xong tất cả bước trên, sẽ chuyển đến phần nhập thông tin thanh toán.
Sau đó click “Start your free trial” và chờ vài chục giây để LinkedIn xác nhận đăng ký.
Một thông báo xác nhận đăng ký thành công, đồng thời một hóa đơn thanh toán 0đ cũng được gửi vào email của bạn, trong đó, mô tả chi tiết gói đăng ký, thời gian gia hạn trả phí và nhiều thông tin hữu ích khác. Bạn nên đọc kỹ các thông tin ở email này và lên lịch hủy gia hạn để tránh bị trừ tiền nếu không tiếp tục sử dụng.
Sau khi đăng ký thành công, bạn có thời gian 1 tháng (30 ngày) để trải nghiệm toàn bộ mọi tính năng của gói đăng ký.
LinkedIn Learning hay LinkedIn Premium Career
Nếu xem việc học tập là một bước đệm để bạn tìm được một công việc phù hợp thì LinkedIn Learning là lựa chọn học online tối ưu bởi tính thực tiễn và khả năng liên kết với nhà tuyển dụng tuyệt vời.
Và gói LinkedIn Premium Career là lựa chọn tiết kiệm nhất để bạn có thể vừa tham gia các khoá học vừa “làm đẹp” hồ sơ LinkedIn của mình trước các nhà tuyển dụng.
LinkedIn là một mạng xã hội nghề nghiệp, việc xây dựng hồ sơ LinkedIn cũng là một quá trình lâu dài. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần dành thời gian và công sức để xây dựng giá trị bản thân với những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn học được với các khoá học trên LinkedIn Learning.
Nếu sử dụng tài khoản LinkedIn Premium Career hiệu quả, bạn thậm chí có thể kết nối với nhiều doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho mình hơn.
Chia sẻ tài khoản LinkedIn Learning
Cập nhật tháng 5/2021: Chia sẻ tài khoản LinkedIn premium (Lynda, LinkedIn Learning) miễn phí, sử dụng đầy đủ mọi tính năng của LinkedIn premium, truy cập mọi khóa học có sẵn trên LinkedIn Learning (Lynda).
Thời gian chia sẻ từ ngày 10/5/2021 đến 15/5/2021. Cập nhật: chương trình chia sẻ đã kết thúc.
Nâng cấp tài khoản LinkedIn Premium
Kể từ tháng 1/2021 ChiasePremium Team có hỗ trợ nâng cấp từ tài khoản LinkedIn free (basic) đang dùng thành tài khoản LinkedIn Premium Career hoặc LinkedIn Premium Business hoặc LinkedIn Sales Navigator.
Chi tiết mời bạn cập nhật ở link sau (hoặc liên hệ qua Facebook Page Chia sẻ Premium) bạn nhé:
(Sang năm 2022, LinkedIn đã thay đổi giao diện một chút, như bạn thấy ở hình sau):
Các nền tảng học trực tuyến uy tín khác:
- Tài khoản LinkedIn Learning: review, chia sẻ
- Domestika là gì? Chia sẻ khóa học Domestika miễn phí
- Tài khoản MasterClass 2024 – Đánh giá và Chia sẻ
- Mindvalley nơi tập trung các khóa học phát triển bản thân xuất sắc
- Chia sẻ khóa học Udemy miễn phí tốt nhất (cập nhật liên tục)
- Đánh giá edX: học trực tuyến miễn phí khóa học Harvard, MIT
- Đánh giá và chia sẻ khóa học online Udacity Nanodegree
- Brilliant là gì? Đánh và chia sẻ tài khoản Brilliant.org premium
- Craftsy là gì? Nền tảng học online giúp bạn theo đuổi đam mê
Công cụ hỗ trợ học tập có thể bạn cần:
- Quizlet là gì? Cách sử dụng Quizlet Plus hiệu quả
- Đánh giá nhanh và chia sẻ tài khoản Quizlet Plus
- [Review] Tính năng Tìm lời giải và Quét tài liệu trên Quizlet
- ChatGPT là gì? Cách đăng ký, sử dụng ChatGPT miễn phí
- Notion là gì? Hướng dẫn đăng ký, sử dụng Notion AI
- ClickUp là gì? Đăng ký ClickUp Unlimited Free