Brain.fm là gì?
Trang web Ask.com (Mỹ) đã tiến hành một cuộc khảo sát hàng nghìn người về chủ đề môi trường làm việc lý tưởng. Kết quả khảo sát cho thấy, trên 60% người tham gia khảo sát cho rằng một môi trường làm việc lý tưởng phải có độ ồn nhỏ. Những người khảo sát cho rằng, tiếng ồn là tác nhân gây mất tập trung và giảm hiệu suất làm việc lớn nhất.
Một cuộc khảo sát khác tương tự do tổ hợp Avanta Serviced Office Group tiến hành vào năm 2015 cho thấy những tiếng ồn khó chịu nhất ở văn phòng làm việc gồm các cuộc nói chuyện qua điện thoại, các loại chuông điện thoại, tiếng huýt sáo, tiếng ho, tiếng hắt hơi…
Thực sự, tiếng ồn ở nơi làm việc đều có ảnh hưởng tới người làm việc theo các mức độ khác nhau. Bạn có thể tìm thấy trên Youtube hàng nghìn video âm thanh về các chủ đề nghe nhạc tập trung, nhạc sóng não anpha,…
Hiện nay, tiếng ồn được coi là một vấn nạn nơi công sở. Đây là lúc mọi người cần một công cụ hỗ trợ, và đó là mục tiêu Brain.fm hướng đến.
Brain.fm là một ứng dụng âm nhạc có nền tảng khoa học, nhằm đưa người nghe vào một trạng thái nhất định (tập trung, thư giãn và ngủ) trong khoảng 15 phút và tiếp tục hiệu quả trong thời gian dài.
Những bản nhạc của Brain.fm được tạo ra bởi công cụ AI đã được cấp bằng sáng chế, cùng với sự hỗ trợ từ các nghiên cứu khoa học của những chuyên gia thần kinh và kỹ sư âm nhạc.
Tài khoản Headspace: hướng dẫn học thiền trên điện thoại hiệu quả
Tính năng của tài khoản Brain.fm
Các nhà phát triển ứng dụng và các nhà khoa học đã hợp tác với nhau để tạo ra một ứng dụng giúp người làm việc tăng độ tập trung để hoàn thành công việc hiệu quả nhanh hơn.
Brain.fm không chỉ là ứng dụng chặn tiếng ồn phiền toái. Hơn thế, bạn có thể nghe nhạc trên Brain.fm để giải toả căng thẳng và có thể sử dụng trong suốt một ngày làm việc. (Những lúc bạn cần tập trung hoặc nghỉ ngơi nha, đang họp mà nghe brain.fm thì khả năng bạn thất nghiệp là rất cao đấy).
Brain.fm hiện có sẵn trên 2 chợ ứng dụng dành cho iPhone và Android, miễn phí 5 phiên sử dụng đầu tiên.
Nếu muốn sử dụng đầy đủ tính năng và kho nhạc của brain.fm, bạn phải trả phí 6,95 đô-la/tháng hoặc 47,40 đô-la/năm. Bạn có thể cập nhật mức phí sử dụng mới nhất tại đây: https://www.brain.fm/pricing
Cách sử dụng Brain.fm
Brain.fm sử dụng thuật toán lấy các tác phẩm âm nhạc và sắp xếp chúng lại với nhau để tương tác với bộ não để tăng khả năng tập trung. Nhà phát triển ứng dụng Brain.fm đã hợp tác với các nhà thần kinh học tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm để kiểm tra và chứng minh tác dụng mà công nghệ của họ đang sử dụng.
Ứng dụng Brain.fm sử dụng âm nhạc có tính chất nhịp nhàng để giúp bạn không bị phân tâm hoặc làm dịu độ căng thẳng dựa trên kích thích sự phối hợp của các nơ-ron.
Trải nghiệm sử dụng Brain.fm
Về cơ bản, Brain.fm có 3 tính năng chính là Focus (Nghe nhạc để tập trung làm việc), Relax (Nghe nhạc hỗ trợ thư giãn, thiền định) và Sleep (Nghe nhạc để nghỉ ngơi, nâng cao chất lượng giấc ngủ).
Tuy nhiên, giao diện website và giao diện trên ứng dụng di động có khá nhiều điểm khác nhau. Nếu bạn muốn sử dụng Brain.fm đầy đủ lựa chọn thì mình khuyên bạn nên dùng ứng dụng di động, vì website vẫn còn khá hạn chế về tính năng.
Cách sử dụng Brain.fm khá đơn giản, tương tự như những ứng dụng phát nhạc. Bạn chỉ cần chọn mục tiêu (Focus, Relax, Sleep hay Meditate) và chế độ tương ứng với mục tiêu (làm việc sâu, học bài, đọc sách, nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ sâu, thiền,…).
Sau khi đã lựa chọn mục tiêu và chế độ tương ứng, ứng dụng sẽ tự phát những bản nhạc dựa trên chế độ đã chọn. Nếu không thích một bài nào đó, bạn có thể chuyển sang bài khác.
Khi sử dụng ứng dụng di động Brain.fm, bạn có thể tự do điều chỉnh chi tiết hơn về thể loại nhạc, thời gian phát nhạc, mức độ ảnh hưởng đến thần kinh (đối với nhóm các bản nhạc hỗ trợ làm việc) tuỳ theo nhu cầu của mình.
Khi nhạc đã được phát, bạn chỉ cần nghe và bắt đầu làm việc, nghỉ ngơi hoặc thư giãn để chìm vào giấc ngủ.
Bạn đã biết cách chọn chế độ nghe phù hợp với Brain.fm ?
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà mình rút ra sau khi sử dụng Brain.fm:
Chế độ nghe Focus phù hợp khi học tập, làm việc
- Lựa chọn bản nhạc thích hợp
Trước hết, bạn cần chọn những mục tiêu và chế độ phù hợp với nhu cầu của mình nhất, đồng thời cũng đặt ra thời gian tương ứng:
Tính năng Focus có 4 chế độ để lựa chọn: Deep Work (Làm việc sâu), Creative Flow (Công việc đòi hỏi sự sáng tạo), Study & Read (Đọc sách hoặc học thuộc lòng), Light Work (Các công việc nhẹ nhàng, đơn giản). Dựa trên tính chất công việc của mình, bạn có thể chọn cho mình chế độ và thời gian nghe nhạc phù hợp.
Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, mình khuyên bạn nên lựa chọn bản nhạc theo thể loại yêu thích và chú ý điều chỉnh mức độ ảnh hưởng thần kinh của bản nhạc, nhằm tạo điều kiện thoải mái nhất khi làm việc.
Vì Brain.fm có rất nhiều thể loại, nên bạn có thể bắt gặp một vài bản nhạc thuộc thể loại mà mình không thích, khiến bạn bị phân tâm hoặc khó chịu khi làm việc. Vì thế, bạn có thể chọn cho mình thể loại mà bạn thấy dễ nghe và khiến bạn thấy thoải mái nhất.
Các bản nhạc của Brain.fm có thể giúp bạn tiến vào trạng thái tập trung nhanh hơn, sâu hơn. Tuy nhiên, nếu chưa quen với việc sử dụng Brain.fm thì bạn có thể gặp phải một số vấn đề như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,…
Vì thế, hãy bắt đầu từ mức Low thấp nhất để làm quen. Sau khi đã quen dần, bạn có thể điều chỉnh đến mức Medium hoặc High để nâng cao hiệu quả.
- Cách nghe nhạc Brain.fm khi làm việc
Sau khi lựa chọn được một bản nhạc thích hợp, bạn có thể điều chỉnh âm lượng bản nhạc sao cho vừa đủ – không quá lớn khiến bạn chỉ chú ý đến bản nhạc, cũng không quá nhỏ khiến hiệu ứng của bản nhạc bị yếu đi.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thiết lập thời gian sử dụng phù hợp. Brain.fm khuyến khích người dùng nên nghe các bản Focus tối thiểu 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nghe và làm việc trong thời gian dài để tránh gây nên những hiện tượng như mệt mỏi, đau đầu.
Một lời khuyên nữa để tối ưu hiệu quả sử dụng Brain.fm là bạn nên kết hợp việc nghe nhạc vào những thói quen làm việc của mình.
Chẳng hạn, mình thường làm việc vào một số khung giờ nhất định như buổi sáng và buổi tối, kèm theo một ly cà phê trước khi làm việc để duy trì sự tỉnh táo. Đó được xem như thói quen và mình sẽ kết hợp với Brain.fm bằng cách nghe nhạc định kỳ sáng và tối, bắt đầu từ khi mình pha cà phê để uống khi làm việc.
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng chế độ Focus và cách khắc phục:
Vì Brain.fm tạo nên âm nhạc có chức năng đưa người nghe tiến vào trạng thái tập trung khi làm việc, nên khi nghe nhạc trong thời gian dài, một số người có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu.
Đây không phải là tác dụng phụ hay ảnh hưởng xấu khi sử dụng Brain.fm, mà là trình trạng thông thường khi bạn liên tục sử dụng não bộ ở cường độ cao.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể và điều chỉnh thời gian làm việc – nghỉ ngơi hợp lý.
Cụ thể, bạn không nên làm việc và nghe nhạc liên tục trong thời gian dài, chỉ nên nghe khoảng 30 – 120 phút rồi tắt, đồng thời cũng nên dành khoảng 15 phút để nghỉ ngơi khi đã làm việc quá 120 – 180 phút.
Chế độ nghe nhạc Relax và Meditate – Hỗ trợ Thư giãn và Thiền định
Bên cạnh những bản nhạc có tác dụng thúc đẩy sự tập trung khi làm việc, Brain.fm cũng có những chuyên mục âm nhạc hỗ trợ người nghe trong việc thư giãn cũng như thực hành các bài thiền định để chăm sóc sức khoẻ tinh thần – thể chất.
- Relax
Relax là tính năng của Brain.fm giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn trong một khoảng thời gian ngắn, thường dùng để nghỉ ngơi sau một buổi làm việc vất vả, hoặc để điều hoà lại tâm trạng cũng như sức khoẻ khi bạn thấy mệt mỏi.
Tương tự như với tính năng Focus, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 chế độ để thư giãn: Chill (Thả lỏng), Recharge (Nạp năng lượng), Destress (Giảm căng thẳng) và Unwind (Thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi).
Khác với Focus giúp bạn tập trung tinh thần cao độ để làm việc, các tính năng còn lại là Relax, Meditate và Sleep đều có mục đích hỗ trợ thư giãn, thả lỏng cơ thể và tâm trí để bạn có thể nghỉ ngơi.
Cũng như khi sử dụng tính năng Focus, bạn cũng nên chọn những bài hát có thể loại phù hợp với sở thích của mình, để quá trình thư giãn, nghỉ ngơi thêm thoải mái và hiệu quả hơn.
- Meditate
Đây được xem là một tính năng phụ của Relax, tuy nhiên ứng dụng di động Brain.fm đã tách Meditate thành một tính năng riêng biệt, dành cho người dùng có nhu cầu thư giãn chuyên sâu với những bản nhạc và bài tập hỗ trợ thiền định.
Bạn có thể chọn giữa 2 chế độ: Unguided nếu chỉ cần nghe nhạc và tự thiền, hoặc Guided nếu bạn muốn vừa nghe nhạc vừa được hướng dẫn thiền định.
Mục đích quan trọng nhất của việc nghỉ ngơi và thư giãn là khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể, vì thế bạn hãy thả lỏng đầu óc, cơ thể và để cho các giác quan nghỉ ngơi thật tự do.
Mình khuyến khích bạn nên nhắm mắt trong khi thư giãn, để chặn một số kích thích thị giác và tập trung hơn vào những giai điệu du dương giúp bạn thả lỏng cơ thể và tâm trí.
Bạn nên thư giãn ở một vị trí yên tĩnh, thoải mái và quen thuộc, đồng thời cũng cần ngồi hoặc nằm với tư thế thích hợp nhất để cơ thể thả lỏng. Nếu thấy mỏi hoặc không thoải mái, bạn có thể thay đổi tư thế trong thời gian nghỉ ngơi.
Chế độ nghe nhạc Sleep – Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, ngủ nông hay khó ngủ thì có thể thử nghe những bản nhạc Sleep của Brain.fm để cải thiện giấc ngủ của mình.
Tuỳ vào nhu cầu của mình mà bạn có thể chọn 1 trong 4 chế độ: Deep Sleep (Ngủ sâu), Guided Sleep (Hướng dẫn vào giấc ngủ), Sleep & Wake (Ngủ đủ giấc để chuẩn bị tinh thần minh mẫn) và Wind Down (Chợp mắt, ngủ giấc ngắn).
Riêng chế độ Guided Sleep tương tự như chế độ Guided trong tính năng Meditate, tức là bạn sẽ được nghe nhạc nền thư giãn, dễ ngủ kèm với giọng đọc hướng dẫn giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn và có được giấc ngủ ngon.
- Phương pháp nghe nhạc để dễ ngủ hơn
Để bảo đảm hiệu quả, khi nghe các bản nhạc Sleep của Brain.fm, bạn nên nghe nhạc kết hợp với một số thói quen khi ngủ. Tức là nghe trong môi trường quen thuộc, giữ tư thế nằm thoải mái và có thể nghe trong khi bạn đang đọc một quyển sách trước khi ngủ.
Tuy nhiên, nếu bạn thường khó vào giấc hay bị mất ngủ, thì chỉ nên nghe nhạc khi cơ thể thả lỏng, nhắm mắt và chuẩn bị sẵn sàng để vào giấc.
Nên nghe nhạc xuyên suốt giấc ngủ. Brain.fm sẽ tự động phát nhạc cho đến khi hết thời gian cài đặt. Mình khuyên bạn nên để nhạc phát trực tiếp từ thiết bị, tránh bị cấn tai, đau tai và ảnh hưởng đến sức khoẻ khi dùng tai nghe qua đêm trong thời gian dài.
- Lưu ý dành cho người dùng mất ngủ
Một số người có chứng khó ngủ hay mất ngủ thường xuyên, thậm chí phải sử dụng thuốc ngủ. Khi sử dụng Brain.fm, bạn có thể sử dụng thuốc ngủ vào đêm đầu tiên để cơ thể dần quen với liệu trình âm nhạc, sau đó giảm tần suất dùng thuốc dần rồi bỏ hẳn.
Việc sử dụng thuốc ngủ chỉ có thể áp dụng với sự cho phép của bác sĩ. Nếu bạn chưa có sự đồng ý của bác sĩ thì hãy kiên nhẫn điều hoà tinh thần và cơ thể với Brain.fm, tránh dùng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đăng ký mua tài khoản Brain.fm
Với tài khoản Brain.fm miễn phí bạn được cung cấp 5 phiên truy cập đầu tiên (cập nhật 2020). Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn đăng ký sử dụng với tài khoản Brain.fm trên laptop.
- Truy cập vào trang brain.fm
- Tạo tài khoản, bạn có thể sử dụng một email bất kỳ để đăng ký. Brain.fm khá dễ tính, không “kén chọn” email như một số dịch vụ khác.
- Sau khi đăng ký thành công, bạn sẽ thấy trên màn hình có 3 lựa chọn như hình chụp bên dưới.
– Tùy chọn đầu tiên tính từ bên trái (Listen when working, doing creative work..) dùng khi bạn cần làm việc tập trung cao.
– Tùy chọn ở thứ hai ở giữa (Listen when taking a break, meditation) dùng khi bạn đang muốn nghỉ ngơi, thư giãn mà lại bị làm ồn bởi tiếng ồn khó chịu khác.
– Tùy chọn thứ ba ở bên phải (Listen while taking a nap or sleeping) dùng khi bạn cần ngủ nghỉ.
Sự lựa chọn ban đầu này là tương đối, để phù hợp với âm thanh đầu tiên bạn nghe và có thể thay đổi bất cứ lúc nào bạn cần.
Sau lựa chọn đầu tiên, bạn sẽ chuyển sang một trang khác, tại đó sẽ có các Thủ thuật giúp bạn sử dụng Brain.fm hiệu quả hơn, bên dưới là lựa chọn thời gian bạn sử dụng với Brain.fm (Focus). Thiết lập mặc định là 2 giờ, có thể ít hơn hoặc lâu hơn hoặc nghe đến lúc nào bạn tắt (ấn vào tùy chọn có biểu tượng vô cùng).
Nếu bạn không thích âm thanh mặc định, bạn có thể thay đổi sang âm thanh mình yêu thích ở tab “More Music”. Tại đây có rất nhiều tùy chọn âm thanh để bạn lựa chọn.
Brain.fm có giao diện cực kỳ dễ sử dụng, toàn bộ thao tác từ lúc bắt đầu đăng ký cho đến lúc bạn thành thạo việc sử dụng chỉ tốn khoảng …5 phút. Các nút chức năng được phân bổ với các màu sắc khác nhau, nổi bật nhưng dịu mắt, các nút chức năng đều được mô tả rõ ràng. Mình thực sự rất thích với phong cách thiết kế này.
Brain.fm đề xuất bạn sử dụng cùng với tai nghe để đạt hiệu quả cao nhất. Bạn cũng có thể tùy chỉnh trải nghiệm của mình theo một vài cách khác nhau.
Trên trang chủ, bạn cũng sẽ thấy hướng dẫn sử dụng tính năng của Brain.fm rất chi tiết. Chẳng hạn,khi ấn vào tab “Learn”, bạn sẽ thấy có 3 cách sử dụng Brain.fm.
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về cơ sở khoa học của brain.fm bạn có thể chọn ở phần “Science and Research”.
Bạn nên đọc: Top 11 tài khoản ứng dụng giải tỏa căng thẳng, stress, lo âu hiệu quả
Cập nhật cách đăng ký tài khoản Brain.fm 2021
- Như bạn có thể thấy, Brain.fm đã có một giao diện mới “sang, xịn, mịn” hơn so với thời điểm cách đây hơn 1 năm về trước. Hướng dẫn dưới đây áp dụng cho phiên bản Brain.fm mới nhất (cập nhật tháng 10/2021).
Những sản phẩm âm nhạc của Brain.fm đều được tạo ra từ cơ sở khoa học được công nhận, thế nên chất lượng và hiệu quả của nó là điều không cần bàn cãi. Vì vậy, bạn sẽ mất một khoản phí để đăng ký sử dụng dịch vụ:
Các gói đăng ký của Brain.fm rất đơn giản, gói hàng tháng có chi phí khoảng 160.000 VNĐ, gói hàng năm vào khoảng 1.140.000 VNĐ.
Dù đăng ký gói nào thì trong thời gian đăng ký, bạn cũng sẽ được quyền truy cập và nghe không giới hạn toàn bộ danh mục các bản nhạc của Brain.fm thuộc mọi tính năng và chế độ, đồng thời có thể download để nghe khi ngoại tuyến.
Chia sẻ tài khoản Brain.fm (cập nhật 10/2020)
Dưới đây mình chia sẻ một số tài khoản Brain.fm trả phí, vui lòng không đổi mật khẩu khi sử dụng. Danh sách được ẩn sau nút share dưới đây
(Trên di động, nếu không thấy nút Share copy đường dẫn sau và dán lên ô địa chỉ trình duyệt https://chiasepremium.com/tai-khoan-brain-fm/)
Cập nhật tháng 12/2020: Chương trình chia sẻ đã kết thúc.
Kết luận
Ưu điểm | Hạn chế |
Âm nhạc khá phong phú. | Không có phiên bản miễn phí. |
Hỗ trợ nhiều nhu cầu hàng ngày của người dùng. | Không có tính năng quay lại bản nhạc vừa nghe. |
Âm nhạc dễ chịu, mang đến hiệu quả nhanh chóng. |
Mình khá hài lòng khi sử dụng Brain.fm. Về cơ bản thì ứng dụng mang đến hiệu quả tốt và thực sự có khả năng hỗ trợ cho công việc cũng như cho sức khoẻ tinh thần của mình.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề như dễ phân tâm, mất tập trung hoặc mệt mỏi, suy nhược, khó ngủ và cần nghỉ ngơi, thư giãn thì hãy thử sử dụng Brain.fm nhé.
Trước khi biết đến Brain.fm mình hay sử dụng Youtube Premium để vừa nghe nhạc vừa làm việc. Nhưng từ khi biết đến Brain.fm mình dùng song song cả hai. Thành thật mà nói, thư viện nhạc làm việc của brain.fm chưa được phong phú lắm. Và có nhiều bản âm thanh mình không thích lắm.
Liên kết tham khảo: https://www.brain.fm/