Blogging for Business 4: Hiểu Search Intent để tăng traffic và cải thiện thứ hạng website.
Tối ưu bài viết từ góc độ Search Intent.
Trước khi bắt đầu bài 4, chúng ta cùng ôn lại một chút các nội dung đã học. Trong bài 2 và bài 3, chúng ta đã cùng thảo luận:
- Phân tích độ khó của từ khóa và dự đoán lượng traffic của các URLs (địa chỉ đường dẫn tới một nội dung cụ thể trên trang web) đang xếp thứ hạng cao ở trang kết quả tìm kiếm.
- Cách tìm ra những content ideas chất lượng, có giá trị kinh doanh cao và xây dựng danh sách ý tưởng (list content) nội dung cho blog dựa trên các yếu tố: traffic tiềm năng, độ cạnh trạnh của từ khóa, lượt tìm kiếm của từ khóa và giá trị kinh tế của từ khóa đó.
Với list content ideas đã được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên kể trên, chúng ta đã sẵn sàng để thực hiện các tối ưu chuyên sâu hơn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào cách tối ưu một vài viết cụ thể để đạt được lượng traffic tối đa với bất kỳ content ideas nào trong danh sách đã có.
Nội dung của bài 4 gồm:
- Mục đích của người dùng khi tìm kiếm từ khóa trên Google
- Tối ưu bài viết với từ khóa có sẵn
- Cách khai thác tối đa lượng traffic tiềm năng của một bài viết
- Cải tiến các bài viết cũ trên Blog
Blogging For Business Những bài học về SEO & Marketing Online từ Ahrefs
Bạn nên đọc: Hiệu ứng gộp trong tiếp thị nội dung số
Bạn nên đọc: Nghiên cứu từ khóa với Ahrefs
Content Ideas: Cách tìm ý tưởng viết content với Ahrefs
Mục đích của người dùng khi tìm kiếm từ khóa trên Google
Mục đích của người dùng (hay “searcher intent”) là gì và nó có quan trọng không? Nếu có thì làm thế nào để định hướng bài viết của bạn theo đúng mục đích của người tìm kiếm?
Như đã nói trong bài 2, một lỗ hổng khiến các bloggers không thể có nhiều traffic là họ thường viết về những chủ đề mà không ai đang tìm kiếm trên Google. Sau khi học về cách nghiên cứu từ khóa và dự đoán traffic tiềm năng của bài viết trước, có lẽ các bloggers mới đã tránh được lỗi này.
Nhưng đến đây, họ lại mắc phải một lỗi khác: chọn sai từ khóa.
Cùng xem một ví dụ để hiểu rõ tại sao một lỗi cơ bản như vậy lại vẫn có nhiều người đang mắc phải nhé.
Tôi từng nhận được email của một khách hàng, anh ấy mong muốn được tư vấn về cách dùng Ahrefs cho việc quảng cáo Google Adwords và các vấn đề như: PPC keywords, landing page,… Tôi nghĩ đây là một ý tưởng khá hay cho Blog và đã forward lại email này cho team của mình, nhờ họ tìm một từ khóa tốt cho bài viết này. Họ trả lời tôi với ý định chọn từ khóa “advertising research”. Từ khóa này có 250 lượt tìm kiếm ở Mỹ và các bài viết top ranking cho “advertising research” đang có khoảng hơn 100 lượt truy cập mỗi tháng. Đây là kết quả khá khả quan, nhưng chưa đủ để quyết định.
Tôi xem xét ký hơn chủ đề của các bài viết đang đứng top ranking cho từ khóa này như sau:
Hầu hết các bài viết trên đều tập trung vào chủ đề chung chung là việc nghiên cứu trong quảng cáo, trong khi bài viết của tôi nói về một chủ đề hẹp hơn là việc phân tích quảng cáo trên Adwords và chiến lược Pay-Per-Clicks của đối thủ.
Nói cách khác, người tìm kiếm từ khóa “advertising research” trên Google sẽ có thể không hứng thú với “Pay-per-clicks research”, nếu có, họ sẽ tìm kiếm với từ khóa này thay vì một từ khóa chung chung như “advertising research”. Vì vậy, tôi có thể đã mắc một lỗi cơ bản nếu sử dụng từ khóa “advertising research” cho một bài viết về Pay-per-clicks research. Một bài bài viết như vậy sẽ không đáp ứng được mục đích của người tìm kiếm và sẽ không được xếp hạng cao.
Google có những thuật toán tinh vi để dễ dàng nhận ra bài viết của bạn có mang lại giá trị cho người dùng hay không, bằng cách phân tích hành vi của họ sau khi truy cập vào URL dựa trên một số yếu tố như: Thời gian ở lại trang web là bao lâu? Người dùng có xem thêm các bài viết khác của trang web hay quay trở lại trang tìm kiếm vì không tìm được thông tin họ cần?
Và còn rất nhiều các yếu tố tương tự khác để xếp hạng cho bài viết, vì vậy chọn đúng từ khóa là điều rất quan trọng nếu như bạn đã đầu tư nhiều vào content và backlinks mà vẫn không lên nổi top 5.
Vậy trong ví dụ trên, đâu mới là từ khóa chính xác ? Sau khi thực hiện các bước như trong bài 2 và kiểm tra trên Keywords Explorer Tool của Ahrefs, tôi tìm được ba từ khóa sau:
- PPC competitor analysis
- PPC competitor
- Adwords competitor analysis
Những từ khóa trên không có lượng search volume ấn tượng như “advertising research” nhưng trong mắt của Google, chúng lại hoàn toàn liên quan đến mục đích của người tìm kiếm. Và theo Ahrefs, các bài viết đang đứng top cho 3 từ khóa trên đều có lượng traffic tương đối ổn (lưu ý là con số thực tế có thể gấp 3-5 lần con số Ahrefs đưa ra).
Đây là một ví dụ tốt về cách chọn từ khóa cho các bài viết của mình. Hầu hết các bloggers mới đều thích tập trung vào các từ khóa có lượt tìm kiếm cao nhất có thể mặc dù từ khóa đó không thực sự phản ánh mục đích tìm kiếm của độc giả.
Đó chắc chắn không phải là sự lựa chọn thông minh vì Google rất thông minh trong việc hiểu người dùng đang thực sự cần gì kể từ khi họ nhập bất cứ thứ gì vào thanh tìm kiếm. Và nếu bài viết của bạn không đáp ứng được nhu cầu người dùng, bạn chỉ có thể đứng ở dưới top 10 dù bài viết có lượng backlinks đáng kể.
Vì vậy, nếu bạn có một bài viết tuyệt vời nhưng chủ đề đó lại không có quá nhiều lượt tìm kiếm, đừng cố lừa Google bằng cách tối ưu SEO với các từ khóa rộng và có search volume cao. Hãy chọn các từ khóa đúng chủ đề, dù lượt tìm kiếm của các từ khóa đó thấp. Ít nhất thì bạn vẫn có cơ hội xếp hạng cao cho các từ khóa đó và có một lượng traffic phù hợp nhất với mục đích của bài viết.
- Để biết chắc chắn mình có đang chọn đúng từ khóa hay không, hãy ghi ra các ý chính của bài viết và gửi cho bạn bè hoặc đồng nghiệp của mình, hỏi xem họ nghĩ gì về nội dung này của bài viết. Các từ mà họ dùng để mô tả bài viết sẽ là các từ khóa đúng đắn mà bài viết cần tập trung để đạt thứ hạng cao trên Google và cũng là từ khóa bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn chưa có một bài viết để cho họ xem, hãy thử đặt mình vào vị trí của người đọc và tự hỏi:
- Họ đang thực sự tìm kiếm điều gì với những từ khóa đó?
- Mục đích, hay động lực của họ là gì?
- Các kết quả nào sẽ làm cho người đọc hài lòng
Tóm lại: hãy tìm hiểu thật kỹ “search intent” của người đọc sau khi bạn đã chọn từ khóa.
Với những từ khóa rõ ràng như “how to tie a tie” hay cách để thắt caravat thì rõ ràng người dùng đang tìm kiếm các hướng dẫn thắt cà vạt đúng cách. Với từ khóa này, có lẽ những bài viết gồm các hình ảnh trực quan sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.
Nhưng với các từ khóa đa nghĩa hoặc không rõ nghĩa, ví dụ như từ “violas” (có thể hiểu khiến người đọc hiểu là một loại nhạc cụ vi-ô-lông hay cũng có thể là một loại hoa), hãy tìm kiếm trên Google và xem các kết quả trả về. Google đã dành rất nhiều năm và chi hàng tỷ dollars để hiểu suy nghĩ của người dùng, vậy nên, đây là công cụ đáng tin cậy cho bạn.
Với từ khóa “how to tie a tie, Google trả về một đoạn video về cách thắt caravat, bởi vì các thông tin về tín hiệu về hành vi của người dùng nói rằng phần lớn người tìm kiếm muốn một video hướng dẫn cụ thể.
Còn về từ khóa “violas”, Google trả về các kết quả liên quan đến đàn Vi-ô-lông và hoa Păng-xê. Điều này có nghĩa là, một số người đang tìm kiếm nhạc cụ và một số người đang tìm kiếm một loài hoa với từ khóa này, và chúng ta không thể làm gì hơn nữa (không nên đầu tư vào từ khóa này).
Hãy luôn luôn kiểm tra lại các từ khóa bạn đã chọn, nếu trang kết quả tìm kiếm cho từ khóa đó không hề thấy các bài viết liên quan thì bạn đã nhầm lẫn về “search intent”. Nếu đã chọn đúng từ khóa, tiếp theo chúng ta sẽ thảo luận cách để tối ưu bài viết với từ khóa đó.
Tối ưu bài viết với từ khóa có sẵn
Giả sử chúng ta đã có được một vài từ khóa chất lượng và hướng đến mục đích của độc giả, vấn đề tiếp theo là tối ưu bài viết của bạn với từ khóa đó. Điều đó có khó không? Không khó.
Nếu bài viết của bạn thỏa mãn các yêu cầu của người dùng đang tìm kiếm, đi đúng vào “searcher intent”, thì bạn đã thành công 80%.
Google dù có thông minh đến đâu thì cũng chỉ là một bộ máy, nó không thực sự đọc bài viết của bạn như một con người và hiểu được tại sao bài viết đó lại tốt hơn hàng nghìn bài viết khác cùng chủ đề. Nhưng như đã nói ở trên, các thuật toán của Google cũng không hề đơn giản. Việc lặp đi lặp lại từ khóa nhiều lần trong bài viết của mình có thể là cách hay để đánh lừa Google, nhưng đó là cách của hơn 10 năm về trước.
Để ví dụ, tôi sẽ thử tìm kiếm với từ khóa “how to learn seo”:
Bài viết xếp hạng thứ 5 là “how to learn SEO” của Ahrefs, nhấp vào bài viết và tôi chỉ tìm được từ khóa “how to learn SEO” duy nhất 1 lần trong cả bài viết.
Có lẽ đó là lý do họ chỉ xếp thứ 5? Không hề! Tôi đã mở tiếp các bài viết xếp hạng cao trong danh sách ở trên và thấy bài viết khác thậm chí còn không chứa từ khóa “how to learn SEO” ở cả tiêu đề lần nội dung bài viết.
Vậy tại sao họ có thể xếp hạng cao như vậy?
Đó là do Google có các công nghệ xử lý dữ liệu đủ tốt để nhận biết bài viết nào liên quan và phù hợp với từ khóa mà không cần dựa vào số lần xuất hiện của từ khóa trong bài viết. Theo một nghiên cứu chúng tôi thực hiện dựa trên top 10 bài viết đứng đầu của hơn 2 triệu từ khóa ngẫu nhiên: khoảng 75% các bài viết nằm trong 10 đều không hề nhắc tới từ khóa mà nó được xếp hạng trong bài.
Quay trở lại với ví dụ về từ khóa “how to learn SEO”, Google đủ thông minh để nhận ra các từ khóa như “seo learning center” hay “online resources for learning seo” chính là điều người dùng đang tìm kiếm dù chúng không lặp lại chính xác từ khóa ban đầu “how to learn SEO”. Đó là lý do tại sao chỉ cần bài viết của bạn theo sát mục đích của người đọc, thì bạn đã thành công 80%. Khi đó bài viết của bạn đã có đủ các từ đồng nghĩa và các từ liên quan để Google hiểu được nội dung của nó.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên bỏ quên hoàn toàn việc tối ưu từ khóa và tự do viết theo ý của mình. Chúng ta cần đặt từ khóa, hoặc những từ quan trọng nhất của từ khóa trong các phần:
- URL
- Tiêu đề
- Thẻ heading
- Nội dung
Với từ khóa “how to learn SEO”, các từ quan trọng nhất của từ khóa này là “SEO” và “learn”. Và như chúng ta thấy tất cả các bài viết trong top 10 đều chứa từ “SEO” trong URL hoặc tiêu đề.
Một vài bài viết cũng có từ “learn” trong URL và tiêu đề, các bài viết còn lại sử dụng các từ đồng nghĩa và liên quan như “resources”, “tutorial”, “training”, “teach”,…
Google rất thông minh trong việc phát hiện các từ khóa liên quan, vì vậy chỉ cần bài viết đáp ứng đúng mục đích của người đọc là bạn thành công 80%. Việc cải thiện URL, tiêu đề, các thẻ heading và nội dung chiếm khoảng 10%. Còn về 10% cuối cùng thì sao? Hãy xem một bài viết của Cyrus Shepard về các yếu tố nâng cao liên quan đến on-page SEO như:
- TF-IDF (Term frequency – Inverse Document Frequency)
- Semantic Distance & Term Relationship
- Co-occurrence and Phrase-Based Indexing
- Entity Salience,…
Hoặc một bài viết khác của Dr.Pete về cách Google đọc-hiểu các từ khóa người dùng nhập vào thanh tìm kiếm để từ đó hiển thị kết quả tìm kiếm tốt nhất:
Hai bài viết này đều khá hay và thực sự đáng đọc nếu bạn thực sự nghiêm túc về SEO. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một vài điều đơn giản nhất về cách Google hoạt động, trên thực tế các thuật toán của Google phức tạp hơn nhiều lần.
Vậy nên trừ khi bạn làm về SEO chuyên nghiệp, nếu không thì bạn không quá cần thiết phải tìm hiểu về các thủ thuật on-page SEO nâng cao này. Điều thực sự đẩy bài viết lên cao là content chứ không phải các thủ thuật SEO. Để trở thành người thắng cuộc bạn cần thực sự hiểu về chủ đề mình đang viết và nếu bài viết của bạn tốt hơn các bài đang ở trong top 10, bạn sẽ sớm thay thế họ.
Cách khai thác tối đa lượng traffic tiềm năng của một bài viết
Trên đây là cách tối ưu bài viết với một từ khóa có sẵn, tuy nhiên rất hiếm bài viết chỉ xếp hạng cho một từ khóa duy nhất. Ví dụ, nếu bạn xếp top 1 cho từ khóa “how to tie a tie” thì bạn sẽ không thể không nằm trong top 10 cho các từ khóa như “how to tie a tie tutorial”. Thậm chí có đến hàng trăm, hàng nghìn từ khóa khác với ý nghĩa tương tự:
- How to tie a tie
- How to tie a tie tutorial
- How do I tie a tie
- Tying a tie
- Tie a tie
- Tie tying
- Tying neckties
- How to knot a tie
- How to tie a windsor knot
Google có xu hướng xếp hạng các bài viết giống nhau cho tất cả các từ khóa trên. Và điều thú vị hơn cả là, bài viết của bạn có thể xếp hạng thấp cho từ khóa chính là “how to tie a tie”, nhưng vẫn có thể có được lượt traffic đáng kể từ các từ khóa phụ khác. Để chứng minh điều này, chúng ta có thể thử với từ khóa “website traffic”:
Bài viết “Find out How much Traffic a Website Gets” chỉ đứng thứ 5 có đến hơn 7500 lượt truy cập theo Ahrefs và được xếp hạng cho hơn 1000 từ khóa liên quan khác từ USA.
Để xem lượng traffic trên toàn thế giới, bài viết có tổng cộng 12000 lượt truy cập hàng tháng. Đây là con số khá khả quan cho một bài viết không đứng top 3 cho từ khóa chính. Check các từ khóa bài viết đang được xếp hạng:
- Check website traffic
- Website traffic
- Website statistics
- Lookup website traffic
- Website traffic estimation
- How to see how much traffic a website gets,…
Một số từ khóa như “website popularity” hay “website traffic estimation” không thực sự liên quan đến từ khóa chính nhưng Google vẫn quyết định bài viết xứng đáng đứng top ranking cho những từ khóa này. Giống như những gì chúng ta đã thảo luận ở phần trước, bài viết này cũng không nhắc đến từ khóa chính một lần nào mà chủ yếu tập trung vào chất lượng content. Tăng thêm traffic là điều ai cũng muốn, và dưới đây là một số cách khai thác tối đa lượng traffic cho bài viết trên:
Tìm các từ khóa mà bài viết đã được xếp hạng cao và sử dụng các từ khóa đó trong bài viết
Ví dụ như hai từ khóa “website popularity” hay “website traffic estimation” không hề được nhắc đến trong bài viết nhưng vẫn nằm trong list từ khóa xếp hạng. Điều này không có nghĩa là chèn thêm tất cả các từ khóa mà bạn được xếp hạng vào trong bài viết, hãy làm nó một cách tự nhiên nhất. Hãy xem xét các từ khóa bài viết đang được xếp hạng và tìm ra những nội dung mà bạn có thể thêm vào và mở rộng bài viết.
Tìm các bài viết của đối thủ đang được xếp thứ hạng cao mà bạn chưa có nội dung
Bạn có thể dùng phần “Content gap” của Ahrefs để làm được điều này. Copy hai trang xếp hạng bên trên vào thanh Prefix và kéo xuống xem các từ khóa cần tìm.
Các từ khóa như “website traffic checker” hay “how to check traffic” có thể được mở rộng thành các đoạn mô tả, phân tích và mang lại giá trị hữu ích cho người đọc.
Nghiên cứu các từ khóa liên quan đến từ khóa gốc
Bạn có thể dùng các công cụ của Ahrefs như Keywords explorer hoặc dùng Google Keyword Planner. Bạn có thể tìm thấy nhiều từ khóa có giá trị ở cả hai trang nghiên cứu từ khóa này.
Tóm lại, chúng ta cần tìm hiểu các từ khóa người đọc nhập vào thanh tìm kiếm của Google và từ khóa này liên quan đến từ khóa gốc (main keyword). Rồi mở rộng bài viết của mình với các từ khóa đó một cách tự nhiên. Điều này giúp bài viết được xếp hạng cao cho tất cả các từ khóa liên quan và mang về nhiều traffic tiềm năng.
Bổ sung, cập nhật nội dung cho bài viết cũ
Từ các phần trước, bạn đã biết cách tìm ra các content ideas hay và mang lại nhiều giá trị kinh doanh và cách khai thác lượng traffic tiềm năng từ bài viết có sẵn. Bây giờ, có thể bạn đã sẵn sàng chọn một từ khóa lý tưởng trong danh sách file từ khóa giá trị của mình để triển khai thành một bài viết, nhưng khoan, hãy dừng lại một chút.
Nếu bạn muốn tăng traffic và có được khách hàng nhanh, cách tốt nhất là bắt đầu với các bài viết cũ. Đây là lý do tại sao:
- Đầu tiên, các bài viết cũ của bạn có thể đã có một lượng backlinks nhất định, đây là điều cần thiết để Google biết được bài viết của bạn xứng đáng ở trong top 10.
- Thứ hai, các đối thủ của bạn luôn luôn cập nhật bài viết một cách thường xuyên, vì vậy nếu các bài viết trong top ranking của bạn không được cải tiến liên tục, bạn rất có thể bị đá ra khỏi vị trí hiện tại. Các bài viết với nội dung mới và được update thường xuyên sẽ được Google đánh giá cao.
- Cuối cùng, có khả năng các bài viết cũ của bạn đang dùng sai từ khóa và vì vậy có lượng truy cập không đáng kể. Hãy phân tích về mục đích của người đọc và tối ưu hóa lại các bài viết cũ.
Như vậy, những việc chúng ta có thể làm để cải tiến các bài viết cũ trên blog:
- Xem lại một lượt các bài viết đã được publish trên trang Blog
- Chia nhỏ các bài viết thành các nhóm:
Nhóm 1: Những bài viết đang đem lại lượng traffic nhất định và cần update và tối ưu hóa hơn nữa. Thậm chí những bài viết đang đứng top đầu cũng cần được tối ưu hóa liên tục bởi các đối thủ của bạn đang làm việc chăm chỉ để đẩy bạn xuống bất cứ lúc nào.
Nhóm 2: Những bài viết với nội dung tương tự nhau và cần hợp nhất lại thành 1 bài đầy đủ. Thay vì giữ 5 bài viết thường thường cùng một nội dung, hãy ghép chúng lại thành một bài viết hoàn thiện và có chiều sâu. Nếu các bài viết đó đã có một lượng backlinks, bạn có thể dùng kỹ thuật 301 Redirect để trỏ các backlinks đó về bài viết gốc và giúp nó tăng hạng dễ hơn.
Nhóm 3: Các bài viết đã lỗi thời và hoàn toàn không đem lại traffic. Có ý kiến cho rằng việc bạn xóa bớt các bài viết kém chất lượng sẽ khiến Google ưu ái website của bạn hơn. Vì vậy nếu xóa các bài viết như vậy không tạo ảnh hướng gì cho blog/website, thì hãy cứ mạnh dạn xóa thẳng tay nhé.
Đến đây tôi nghĩ bạn đã có kha khá các bài viết cũ cần mở rộng và tối ưu hơn trên trang Blog của mình. Hãy bắt đầu để chứng kiến lượng traffic tăng vọt chỉ trong một vài tuần. Và sau đó, bạn có thể tiếp tục xuất bản các bài viết mới, sử dụng các chiến lược và thủ thuật được giới thiệu chi tiết trong loạt bài Blogging for Business.
Sally Nguyen.