Mạng 6G là gì? Liệu có phải là mạng của AI/Machine Learning?

Dịch vụ tài khoản premium

Các thiết bị và ứng dụng hỗ trợ 5G ngày càng phổ biến, và mới đây Samsung đã cung cấp một góc nhìn chi tiết hơn về thế hệ mạng di động 6G tiếp theo sẽ như thế nào trong tương lai.

Mạng 6G là gì?

“Chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu 6G với mục đích thương mại hóa vào năm 2030,” Sunghyun Choi, phó chủ tịch cấp cao của tập đoàn tại Samsung Electronics, cho biết trong một bài thuyết trình tại webcast của Hội nghị nhà phát triển Samsung tuần này.

Sunghyun Choi nói rằng, mạng 6G có thể bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2030. Thế hệ mạng di động 5G có tên gọi chính thức là IMT2020 và chúng tôi hy vọng mạng 6G sẽ được gọi là IMT2030.

Các hoạt động thương mại hóa 5G đã bắt đầu vào tháng 4 năm 2019 và hiện có 162 nhà mạng đã triển khai 5G ở 68 quốc gia, phục vụ khoảng 389 triệu thuê bao trong quý đầu tiên của năm 2021. Mạng 6G sẽ ra mắt sau 5G Advanced, một phiên bản kế thừa 5G dự kiến ​​sẽ được đưa ra vào năm 2025.

Ưu điểm của mạng 6G

6G sẽ liên quan đến mạng hỗn hợp bao gồm các hệ thống mạng có dây và không dây truyền thống, các mạng không gian (non-terrestrial networks), bao gồm các vệ tinh và mạng lưới di chuyển hàng không trong đô thị, hệ thống mạng này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các phương tiện bay không người lái.

“6G sẽ có mặt trên toàn cầu từ Nam Cực đến Bắc Cực mà không bị gián đoạn dịch vụ”, Choi nói.

Với 6G, đại diện Samsung nhấn mạnh đến trải nghiệm thực tế ảo hoàn toàn nhập vai và các tương tác ảnh ba chiều đầy đủ theo phong cách như trong phim khoa học viễn tưởng, khi các ứng dụng được sử dụng trên thiết bị 6G. Về cơ bản, các ứng dụng 4K hoặc 8K hoặc bất cứ thứ gì cần nhiều băng thông, sẽ đều có thể chạy mượt mà trên hệ thống mạng 6G.

Tốc độ truyền dữ liệu trên 6G sẽ đạt 1Tbps, gấp 50 lần so với 5G. Độ trễ sẽ là 100 micro giây, tốt hơn 10 lần so với 5G.

Mạng 6G sắp tới cũng sẽ tập trung hỗ trợ kết nối giao tiếp giữa 500 tỷ thiết bị, bao gồm ô tô, thiết bị gia dụng và robot, dự kiến ​​sẽ tất cả đều được kết nối vào năm 2030.

Cấu trúc liên kết mạng của 6G sẽ khác với các mạng hiện tại, với việc dữ liệu được truyền qua nhiều ăng-ten và máy móc hơn trước khi đến một thiết bị. Ngày nay cấu trúc mạng tập trung xung quanh các tháp chuyển tiếp.

Với 6G, dữ liệu sẽ được định tuyến thông qua phần cứng và phần mềm trí tuệ nhân tạo, đưa ra quyết định về những gì robot nên làm hoặc tự động hóa các thiết bị gia đình.

Mạng 5G không được phát triển với trí tuệ nhân tạo và học máy vì những công nghệ này sẽ xuất hiện sau đó. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra với 6G.

Samsung cho biết 5G có thể hoạt động ở băng tần lên đến 110GHz, trong khi 6G sẽ cần hoạt động ở băng tần 3.000GHz. Một thiếu sót của 5G là phạm vi liên lạc ngắn hơn và vùng phủ sóng ở các dải tần số cao hơn, sẽ được giải quyết trong thế hệ mạng 5G Advanced.

Samsung đang nghiên cứu công nghệ terahertz, ăng-ten tiên tiến và các công nghệ mới để mở ra các kênh liên lạc đáng tin cậy mà không bị gián đoạn.

Các dải terahertz và sub-terahertz sẽ cung cấp các công nghệ định vị và cảm biến chính xác hơn, nhưng hiện tại đang gặp phải những thách thức liên quan đến các giao thoa trong khí quyển (Atmospheric interference).

5G-Advanced dự kiến ​​sẽ bao gồm một sơ đồ ghép đôi mới để kết hợp các công nghệ bao gồm AI và machine learning, cùng với các ứng dụng mới như tai nghe thực tế ảo.

Samsung cũng đang đề xuất XDD (ghép kênh phân chia chéo) để giao tiếp nhanh hơn và đáng tin cậy với tiêu chuẩn 5G-Advanced sắp tới, như một bản nâng cấp của các sơ đồ ghép kênh hiện tại chẳng hạn như ghép kênh phân chia theo tần số và song công phân chia theo thời gian (Time Division Duplex -. TDD).

XDD, cho phép tải lên và tải xuống đồng thời bằng cách sử dụng tài nguyên tần số không chồng chéo trong băng thông của nhà cung cấp dịch vụ và có thể mở rộng cho 6G.

Choi cho biết: “6G dự kiến ​​sẽ sử dụng tất cả các loại sơ đồ song công khác nhau theo cách thích hợp tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Điều đó cũng sẽ bao gồm song công đầy đủ cho phép truyền và nhận đồng thời trên cùng một phổ”.

Một số công ty đã công bố phần mềm mã nguồn mở và các tiêu chuẩn phần cứng chung, chẳng hạn như OpenRAN, trên đó các thiết bị máy mọc và máy chủ có thể dễ dàng giao tiếp với nhau. Điều đó sẽ hỗ trợ việc tạo ra mạng 6G nhanh hơn và hiệu quả về chi phí.

Cuối cùng Choi cho biết: “Chúng tôi tin rằng 6G sẽ được phát triển với AI / ML nhúng (embedded natively) để tối ưu hóa hiệu suất thiết bị đầu cuối từ người dùng đến ứng dụng máy chủ một cách toàn diện”.

Theo theregister.com

Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ChiasePremium

Blog chia sẻ Kiến thức công nghệ và Trải nghiệm tài nguyên số. Hướng dẫn đăng ký và Hỗ trợ sử dụng các loại Tài khoản Premium.

Cách đăng ký tài khoản premium miễn phíChi tiết
Share via
Copy link