➤ Cách chọn dịch vụ VPN trả phí
VPN là một công cụ tuyệt vời để đảm bảo quyền riêng tư của bạn trên internet. VPN hoạt động như một đường hầm bí mật kết nối internet, không ai có thể biết bạn làm gì trên Internet khi bật VPN – ngoại trừ nhà cung cấp dịch vụ VPN. Với quyền truy cập vào tất cả dữ liệu duyệt web của bạn, nhà cung cấp dịch vụ VPN là người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền riêng tư trực tuyến của bạn.
Vậy làm thế nào để bạn tìm thấy một dịch vụ VPN tin cậy, ổn định?
Dưới đây là 6 yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần xem xét trước khi chọn sử dụng dịch vụ VPN.
VPN miễn phí nhưng không hoàn toàn miễn phí
Như mình có chia sẻ ở một bài viết khác trên blog, mình không ưu tiên chọn VPN miễn phí. Dùng VPN miễn phí nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng sự thật là tất cả các công ty cần kiếm tiền để trang trải chi phí hoạt động. Nhiều dịch vụ VPN miễn phí sẽ đính kèm nhiều quảng cáo, một số khác miễn phí để thu thập sau đó bán dữ liệu người dùng…. Hầu hết các VPN miễn phí có tốc độ kết nối chậm và ít tính năng và hoạt động không ổn định.
(Ngoài ra đôi khi sử dụng dịch vụ VPN Miễn phí bạn sẽ liên tục gặp cảnh báo truy cập vào trang web, vào tài khoản ứng dụng bởi vì có quá nhiều người dùng chung một địa chỉ IP, một số quảng cáo kèm mã độc…)
“Trình độ” bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ
Thị trường VPN đang phát triển nhanh chóng và có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPN mới. Nhưng không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ VPN đều có nền tảng bảo mật tốt. VPN phải đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư trực tuyến, vì vậy nhà cung cấp dịch vụ VPN có nền tảng tốt về bảo mật nên là lựa chọn ưu tiên của bạn.
Tìm những “review” có cơ sở và khách quan
Khi bạn tìm hiểu một dịch vụ VPN trả phí, bạn có thể tìm thấy rất nhiều thông tin trên internet, vô số so sánh và đánh giá về dịch vụ VPN đó. Và phần nhiều trong số các đánh giá/review là được trả tiền, bên cạnh các đánh giá độc lập, khách quan. Không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt được đánh giá nào là thực tế khách quan, vì vậy hãy quan tâm các đánh giá có cơ sở rõ ràng bạn nhé.
Xuất xứ nhà cung cấp dịch vụ VPN
Các công ty VPN phải tuân theo luật pháp của nước sở tại. Các luật này có thể yêu cầu công ty thu thập, lưu trữ và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan chức năng. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của bạn. Việc thiếu luật kiểm soát việc thu thập và xử lý dữ liệu người dùng cũng có thể gây ra nhiều rủi ro. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải biết nhà cung cấp dịch vụ VPN đến từ đâu.
Kiểm tra chính sách bảo mật
Hầu như tất cả các nhà cung cấp dịch vụ VPN đều tuyên bố không lưu giữ nhật ký sử dụng của người dùng. Nhưng điều này là không đúng sự thật hoàn toàn đâu nhé. Hầu hết nhà cung cấp dịch vụ VPN phải lưu giữ nhật ký kết nối để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ cũng như “nghe” đánh giá phản hồi từ người dùng. Trong khi đó, điều bạn muốn là, chẳng hạn, lịch sử duyệt web được giữ ở chế độ riêng tư nhất. Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ các tuyên bố về chính sách riêng tư của nhà cung cấp VPN và chính sách bảo mật.
Nhiều máy chủ chưa hẳn là tốt
Các nhà cung cấp VPN thuê máy chủ từ khắp nơi trên thế giới. Điều này có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ VPN có thể có ít quyền kiểm soát hơn đối với toàn bộ mạng máy chủ. Do đó, bạn nên cân nhắc những vị trí quốc gia bạn cần truy cập VPN (chẳng hạn bạn cần kết nối đến máy chủ Hong Kong thì hãy tìm hiểu xem chất lượng kết nối đến máy chủ đặt tại Hong Kong có ổn định không…) hơn là chỉ chăm chú tìm nhà cung cấp dịch vụ VPN có số lượng máy chủ lớn nhất.
➤ Cách chọn theme WordPress
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng Theme WordPress chính là phần giao diện/hình thức trang web bạn nhìn thấy bằng mắt: màu sắc, font chữ hiển thị, icon, hình ảnh…
Bạn đang loay hoay với cách chọn một Theme WordPress từ hàng chục nghìn theme có sẵn? Phần nội dung này mình sẽ chia sẻ một số mẹo giúp bạn chọn một themes WordPress phù hợp.
Nên chọn theme WordPress nhẹ
Theme WordPress là nền tảng trang web, có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất trang web và thời gian tải trang, trải nghiệm người dùng (và nếu bạn đang muốn website được nhiều người biết đến thì theme WordPress còn ảnh hưởng đến thứ hạng kết quả tìm kiếm, ý mình là SEO).
Trang web của bạn tải nhanh sẽ đem lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, SEO tốt hơn và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, vì vậy theme WordPress nhẹ là điều bạn không thể bỏ qua.
Vì vậy, làm thế nào bạn có thể biết một theme WordPress có nhẹ hay không? Hãy sử dụng các công cụ kiểm tra hiệu suất như GTmetrix (https://gtmetrix.com), hay Google PageSpeed Insights (https://pagespeed.web.dev)
Một số theme có yêu cầu cấu hình phần cứng (server) để chạy. Nếu bạn sử dụng hosting shared thì việc chọn theme có ảnh hưởng khá nhiều để tốc độ tải trang. Bạn có thể “test” thử với các giao diện demo mà bên cung cấp theme WordPress giới thiệu cho bạn (tuy nhiên, lưu ý rằng, đánh giá tốc độ thông qua trang demo không phải là một phương pháp hoàn hảo vì nhà phát triển theme WordPress có thể đang tải một số tập lệnh theo dõi riêng, hoặc cấu hình server khác xa cấu hình bạn đang sử dụng….tuy nhiên đây vẫn là cách cung cấp cho bạn thêm thông tin về mức độ tối ưu của theme WordPress bạn đang định chọn.
Khả năng tùy chỉnh, cài đặt của theme WordPress
Đây là một tính năng cốt lõi của WordPress cho phép bạn tùy chỉnh giao diện trang web của mình. Tuy nhiên, hiện nay có khá ít nhà cung cấp theme WordPress cho phép bạn truy cập vào giao diện tùy chỉnh (login vào trang WordPress site đã cài sẵn theme).
Hạn chế chọn theme WordPress có quá nhiều tính năng
Theme WordPress có vai trò chính là cung cấp giao diện hiển thị website của bạn. Nếu một theme WordPress mà có quá nhiều tính năng có thể sẽ làm bạn khó sử dụng. Một số theme WordPress yêu cầu bạn cài thêm khá nhiều plugin để hoạt động đúng như chức năng mô tả…
Nếu bạn là người mới dùng thì nên chọn theme WordPress có chức năng chính là tùy biến hiển thị hơn là một theme WordPress có nhiều chức năng khác (phần chức năng nên dành cho plugin). Một theme WordPress không nên vừa dùng để thiết kế giao diện vừa thiết kế nhiều chức năng.
Lý do chủ yếu là sự linh hoạt. Nếu bạn chọn một theme WordPress bao gồm cả thiết kế giao diện và chức năng, bạn sẽ bị dính chặt vào theme WordPress đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có được một giải pháp hiệu quả. Thay vì tìm kiếm một theme WordPress có tất cả mọi thứ, hãy tìm một theme WordPress có khả năng tích hợp với một plugin cung cấp chức năng bạn muốn.
Ví dụ, bạn muốn xây dựng một trang web bán khóa học trực tuyến, bạn có thể chọn theme WordPress là WP Astra (theme này rất nhẹ), theme WordPress này tích hợp rất tốt với hai plugin LifterLMS và LearnDash – chuyên dùng cho các trang khóa học trực tuyến.
Hỗ trợ thiết bị di động tốt
Điều này có nghĩa là khi bạn xem trang web trên di động, bạn dễ dàng xem tất cả các nội dung và truy cập vào các chức năng khác của trang web. Về cơ bản, 99% các theme WordPress hiện nay đều đáp ứng tốt.
Kiểm tra đánh giá và xếp hạng
Bạn có thể tìm thấy các đánh giá của người dùng cho hầu hết các theme WordPress trên WordPress.org, Themeforest,..hoặc từ các diễn đàn, Group Facebook,….
Kiểm tra ngày cập nhật cuối cùng
WordPress liên tục cập nhật, bổ sung bảo mật… vì vậy bạn nên chọn một theme WordPress được cập nhật. Không có quy tắc nào ở đây, nhưng thông thường một theme tốt sẽ có ít nhất 01 lần cập nhật trong vòng 06 tháng.
➤ Cách chọn plugin WordPress
Về cơ bản cách chọn plugin WordPress tương tự như chọn theme WordPress. Ngoài các yếu đó ra, bạn tham khảo thêm các thông tin sau nhé:
Tìm plugin WordPress ở đâu
Có ba trang web chính mà bạn có thể tìm thấy các plugin bổ sung chức năng cho trang web của bạn.
✅ WordPress.org – thư mục plugin WordPress chính thức. Hầu hết plugin ở đây đều miễn phí các tính năng cơ bản, dưới hình thức “freemium”.
✅ Code Canyon – Một trang web cung cấp plugin phổ biến nhất hiện nay bao gồm rất nhiều plugin cao cấp.
✅ Từ trang web của nhà phát triển – một số nhà phát triển chỉ bán các plugin trên trang web của riêng họ. Thông thường, bạn sẽ chỉ có thể tìm thấy những loại plugin này thông qua Google. Ví dụ: Mythemeshop, Elegant Themes là hai nhà phát triển phổ biến.
Những điều cần cân nhắc trước khi cài đặt một plugin WordPress
- Xem đánh giá / xếp hạng
Đối với các plugin được tải từ WordPress.org và Code Canyon, bạn luôn có thể tìm thấy các bài đánh giá của người dùng về chất lượng của plugin.
- Xem mức độ phổ biến của plugin
Mặc dù mức độ phổ biến không phải là thước đo hoàn hảo cho chất lượng, nhưng đó là một dấu hiệu tốt cho thấy plugin là một lựa chọn tốt. Plugin được nhiều người dùng thì plugin đó có độ tin cậy cơ bản là cao hơn.
Trên trang WordPress.org, bạn luôn có thể thấy số lượt cài đặt plugin. Còn trên Code Canyon sẽ liệt kê mỗi plugin có bao nhiêu doanh số (đã bán được cho bao nhiêu khách hàng).
- Kiểm tra mức độ phản hồi của nhà phát triển
Nếu bạn muốn plugin đã chọn của mình hoạt động cả bây giờ và trong tương lai, điều quan trọng là bạn phải chọn plugin từ một nhà phát triển vẫn đang tích cực phát triển plugin. Khi sử dụng plugin thường sẽ không thể tránh khỏi lỗi và các vấn đề khác, vì vậy bạn cần một nhà phát triển nhanh chóng khắc phục những vấn đề đó khi xảy ra.
Có hai cách để kiểm tra mức độ phản hồi của nhà phát triển trước khi cài đặt plugin:
- Kiểm tra xem nhà phát triển đã cập nhật plugin gần đây như thế nào
- Xem mức độ phản hồi của nhà phát triển khi người dùng đưa ra yêu cầu hỗ trợ.
➤ Chọn công cụ SEO và Marketing
Lựa chọn công cụ SEO và Marketing là một chủ đến rất rộng lớn, mình xin phép bổ sung nội dung chi tiết vào thời gian tới. Về cơ bản, bạn có thể tham khảo một số công cụ được đánh giá là tốt trong danh sách sau (tham khảo nguồn từ Hub.
Customer Relationship Management (CRM) Tools
1. HubSpot CRM
2. Zoho CRM
3. Zendesk
4. Pipedrive
Online Advertising Tools
5. AdStage
6. HubSpot Ads Tracking Software
7. Perfect Audience
8. Google Keyword Planner
9. AdRoll
10. WordStream
Social Media Tools
11. NapoleonCat
12. Buffer
13. Hootsuite
14. BuzzSumo
15. HubSpot Social Inbox
16. Iconosquare
Search Engine Optimization (SEO) Tools
17. Ryte
18. Ahrefs
19. SEMrush
20. Moz
21. Keywords Everywhere Chrome Extension
22. HubSpot Content Strategy Tool
Content Creation and Design Tools
23. Adobe Spark
24. Venngage
25. Piktochart
26. Canva
27. Recordit
28. Kap
29. Adobe Color CC
Video Marketing Tools
30. Wistia
31. Vidyard
32. Vimeo
33. Loom
Event Marketing Tools
34. Eventbrite
35. Facebook Events
36. AddEvent
Lead Capture and Conversion Tools
37. HubSpot’s Free Marketing Tools
38. HubSpot’s Free Pop-up Forms Tool
39. Typeform
40. OptinMonster
41. Sumo
42. Convertflow
Lead Generation Tools
43. Unbounce
44. Leadpages
45. Instapage
46. HubSpot’s Landing Page Builder
Website Optimization and CRO Tools
47. Hotjar
48. Optimizely
49. Lucky Orange
50. Google Optimize
51. Clicky
Lead Nurturing and Email Marketing Tools
52. HubSpot’s Email Marketing Software
53. Constant Contact
54. Campaign Monitor
55. MailChimp
56. AWeber
57. ActiveCampaign
Marketing Automation Tools
58. HubSpot Marketing Automation
59. Drip
60. Marketo
61. Omnisend
Data Reporting and Analytics Tools
62. Digital Marketing Tuner
63. Google Analytics
64. Google Search Console
65. Databox
66. RavenTools
Digital Asset Management Tools
67. Dropbox
68. Google Drive
69. Box
70. Shift
71. Brandfolder
Team Communication and Collaboration Tools
72. Slack
73. Join.Me
74. Zoom
75. Skype
Project Management Tools
76. Trello
77. HubSpot Projects
78. TrueNorth
79. Asana
80. Airtable
81. Wrike