Sáng tạo nội dung vốn không chỉ đơn giản là công việc viết lách, mà còn bao gồm cả những kỹ năng về marketing và luôn đòi hỏi sự thu hút cũng như sáng tạo.
Để có thể đưa ra những content mới cho bài quảng cáo sản phẩm, những copywriter luôn phải vận động trí óc hết sức mình. Tuy nhiên, với CopySmith, copywriting – tạo content quảng cáo chỉ mất 20% công sức, 80% còn lại sẽ được hỗ trợ bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.
Nghe có vẻ không đáng tin, nhưng CopySmith quả thật là sản phẩm của thời đại công nghệ 4.0. Khả năng hỗ trợ của công cụ này trong việc sáng tạo content marketing cũng như các mảng liên quan bằng tiếng Anh là cực kỳ gây shock! Với CopySmith, việc quốc tế hoá thị trường cho sản phẩm của bạn là điều dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy xem công cụ này có gì và chúng ta sẽ sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé!
Review công cụ tạo content marketing AI CopySmith
1. CopySmith là gì?
CopySmith là một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo AI cho việc copywriting – tạo những nội dung với mục đích tiếp thị, quảng cáo – cho mọi nền tảng Internet cũng như mạng xã hội. Công cụ này được phát triển bởi một nhóm copywriter lành nghề và là chuyên gia marketing từ những công ty hàng đầu thế giới, cùng với những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo từ những gã khổng lồ trong ngành công nghệ toàn cầu. Content mà CopySmith tạo ra hoàn toàn unique, mức độ tương thích với phong cách của doanh nghiệp cũng càng cao nếu độ tương tác và chi tiết trong thông tin mà người dùng cung cấp càng cao.
Bản chất của CopySmith được mô tả qua câu tagline: “Turn keywords into copy that converts” (biến từ khoá thành nội dung có khả năng chuyển đổi), tức là dựa vào công nghệ AI cũng như những thông tin chi tiết được cung cấp từ người dùng, CopySmith có khả năng tạo ra những content có giá trị chuyển đổi, mang tiềm lực thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận.
Không chỉ dừng lại ở việc tạo content, CopySmith còn là một công cụ hỗ trợ quản lý content và thậm chí là trọn bộ mảng tiếp thị với các tính năng đi kèm đa dạng: từ giả lập cách xuất hiện của content, cách điệu hoá landing pages cho đến tích hợp công cụ đếm ký tự quảng cáo,… để triển khai marketing cho các nền tảng bán hàng của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về tài khoản Grammarly Premium
2. Tính năng
Nếu đủ sức khai thác và khai thác một cách khôn ngoan, CopySmith là một công cụ mạnh mẽ có thể hỗ trợ rất tốt cho bạn trong mảng marketing theo lối Inbound – xu hướng marketing lâu dài và bền vững mà các doanh nghiệp trên thế giới đang nhắm đến, với những tính năng đa dạng, mỗi tính năng lại chia thành nhiều templates khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng:
- Ads – Tạo content quảng cáo
Đây là tính năng quan trọng hàng đầu của công cụ, giúp bạn tạo ra những content và tuỳ theo mục đích sử dụng mà bạn sẽ phải chọn templates phù hợp để AI tiến hành phân tích và thực hiện công việc.
Các mẫu templates tạo thường được sử dụng là Facebook Ad, Google Ad, Instagram Ad,… sử dụng để tạo content cho các nền tảng Facebook, Google hay Instagram,… Bên cạnh đó còn có các templates hỗ trợ tạo chú thích cho sản phẩm trên Instagram (Instagram Product Description) hay thu hút khách hàng B2B tiềm năng (LinkedIn Ad Text),…
Có thể bạn quan tâm: Review chi tiết và chia sẻ khóa học MasterClass
- Blogs – Tạo bài đăng trên blog
CopySmith có thể hỗ trợ 80% cho mảng content blog với các tính năng như lên ý tưởng content blog, tạo lập content giới thiệu Blog, tạo outline cho blog, viết đoạn văn hoặc cả bài đăng cho blog từ những câu chủ đề mà người dùng cung cấp, thậm chí là mô tả sản phẩm trên blog.
Có thể bạn quan tâm: Những thông tin có thể bạn chưa biết về tài khoản QuillBot – Paraphrasing Tool
- Brainstorming – Lên ý tưởng content
Với tính năng này của CopySmith, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề bí ý tưởng, mất cảm hứng vì công cụ sẽ hỗ trợ lên ý tưởng và lập kế hoạch quảng cáo với quy mô từ nhỏ đến lớn với các chiến dịch chung lâu dài và cả với những bài quảng cáo chi tiết.
Bên cạnh đó, CopySmith còn có những templates chi tiết như lên khung AIDA (Attention, Interest, Desire, Action – Chú ý, quan tâm, mong muốn, hành động) để thúc đẩy lượt chuyển đổi, tìm hiểu nhu cầu và thắc mắc của khách hàng, lên ý tưởng content và tạo danh sách chi tiết, thử nghiệm hiệu quả marketing và cải thiện xếp hạng tìm kiếm trên nền tảng Youtube.
Có thể bạn quan tâm: ProwritingAid công cụ kiểm tra ngữ pháp và hoàn thiện kỹ năng viết tiếng Anh
- Branding – Xây dựng thương hiệu
Công cụ có thể tiến xa hơn so với việc tạo content máy móc nhất thời, cụ thể là hỗ trợ xây dựng thương hiệu như tạo Brand Essence (chiến lược cốt lõi đại diện cho thương hiệu), xây dựng Landing Pages, tối ưu hoá SEO, tạo Taglines và giúp doanh nghiệp của bạn trở nên độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm: Review chi tiết và chia sẻ khóa học MasterClass
3. Chi phí
Theo mình, với những gì mà CopySmith làm được, thì việc bỏ ra một khoản tiền để giảm tải lượng công việc là rất cần thiết và xứng đáng. Công cụ cung cấp các gói kế hoạch theo tháng và theo năm, với các cấp bậc từ Starter đến Professional và cuối cùng là dành cho doanh nghiệp. Bạn có thể lựa chọn gói kế hoạch phù hợp nhất với mình để không quá tiêu pha lãng phí mà vẫn đảm bảo được hỗ trợ những gì cần thiết:
Tất nhiên, nếu chọn mua các gói kế hoạch theo năm thì chi phí mà bạn phải chi trả cho mỗi tháng sẽ tiết kiệm hơn. Nếu cảm thấy phù hợp và có nhu cầu sử dụng công cụ lâu dài, lời khuyên của mình là sử dụng gói hàng năm.
Ngoài ra, Copysmith có chính sách giá ưu đãi áp dụng vĩnh viễn cho tất cả các tổ chức phi lợi nhuận, B-Corps hay các tổ chức tương tự thông qua quy trình kiểm tra chứng nhận bằng mail. Với các chuỗi doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp, CopySmith cũng có chính sách định giá riêng và chi phí sẽ được thoả thuận dựa trên thông tin mà người dùng cung cấp.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng tài khoản Turnitin kiểm tra đạo văn và giải đáp các thắc mắc
Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng CopySmith
1. Hướng dẫn tạo content tự động cho blog
Trình tạo content cho blog là một trong những tính năng đáng trải nghiệm nhất của CopySmith. Những content unique có thể được tạo chỉ trong vài phút với các bước thực hiện đơn giản. Tương tự với những tính năng tạo lập content hay lên ý tưởng khác, những việc bạn cần làm chỉ là cung cấp thông tin cần thiết và để công nghệ AI tự xử lý hết tất cả những việc còn lại.
Vì CopySmith tối ưu nhất cho content tiếng Anh, nên mình sẽ sử dụng các ví dụ bằng tiếng Anh để tối ưu hiệu quả của công cụ.
- Chuẩn bị khung content và chọn thể loại nội dung phù hợp
Trước khi bắt đầu tạo một bài đăng, bạn sẽ cần thống nhất dàn ý và cấu trúc cho bài post qua việc kết hợp sử dụng templates Blog Ideas và Blog Outline để lên ý tưởng và thống nhất dàn ý.
Còn nếu đã có sẵn dàn ý, bạn chỉ cần nhấp vào nút “+ New File” màu xanh ở góc trên bên phải của trang chủ tài khoản. Một hộp thoại chứa đầy đủ các templates được phân chia theo từng mục sẽ hiện ra. Để tạo bài đăng trên blog, bạn chọn template Blog Post trong mục Blog và nhấp vào nút “Create”:
- Nhập các thông tin cần thiết
Mục tạo bài đăng blog chia làm hai phần, phần bên trái chứa các thông tin cần thiết để trình AI xử lý và tạo content, phần bên phải là content thành phẩm.
Ở phần điền thông tin, bạn sẽ cần cung cấp một số thông tin như tên doanh nghiệp, và tiêu đề bài đăng:
Mục nhập tiêu đề “Blog Post Title” có thể điền 3 tiêu đề, phân cách bằng dấu phẩy. Tiêu đề mà mình chọn là về công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.
- Nhập một đoạn giới thiệu
Đây là phần quan trọng nhất để tạo lập một content cho blog. Bạn cần cung cấp một đoạn văn giới thiệu ngắn khoảng 40-150 từ trình bày ý chính mà mình muốn đưa vào bài viết. Dựa vào đây, CopySmith sẽ đưa ra một bài đăng có đầy đủ nội dung mà bạn cần và trên hết mà mô phỏng theo văn phong của bạn.
Ở bước này, lời khuyên của mình là càng chi tiết hoá đoạn văn ví dụ càng tốt. Độ dài từ 120-150 từ là hợp lý nhất vì thông tin mà bạn cung cấp càng chi tiết, thì hiệu quả đem lại càng cao.
Và tốt nhất là tối ưu hoá SEO trong đoạn giới thiệu này bằng cách đưa vào và lặp lại những keywords chính để bài đăng cũng được tối ưu hoá SEO.
- Nhập câu chủ đề cho đoạn văn
Đây là mục không bắt buộc, tuy nhiên, quy tắc mà mình rút ra được khi dùng CopySmith là càng chi tiết hoá càng tốt. Việc cung cấp các câu chủ đề (được xem là heading 2 trong content) sẽ giúp công cụ xử lý và cấu trúc bài đăng theo mong muốn của bạn.
Sau khi đã nhập đầy đủ thông tin, bạn chọn số lượng bài đăng trên blog mà bạn muốn tạo và nhấp vào nút “Generate”.
- Chỉnh sửa content
Sau khi tạo lập content, bạn sẽ thấy bài đăng được tạo ra ở phần bên phải của giao diện. Lúc này, phía trên bên phải sẽ hiển thị các công cụ hỗ trợ chỉnh sửa content để bạn sử dụng:
Trong đó, đáng chú ý nhất là bộ 3 công cụ kiểm tra đạo văn có biểu tượng dấu vân tay, công cụ mở rộng ý có biểu tượng cây bút đặt chéo màu xanh lá và công cụ viết lại content bên cạnh. Ngoài ra, để kiểm soát độ dài của bài đăng, bạn cũng có thể đếm ký tự và từ bằng công cụ đếm nằm ở ngoài cùng bên phải của dãy công cụ mở rộng.
Ví dụ với công cụ mở rộng ý, bạn có thể kéo dài câu bằng cách mở rộng ý hoặc cụm từ. Sau khi chọn đoạn văn bạn muốn xây dựng và mở rộng, bạn nhấp vào biểu tượng màu xanh lá trên thanh công cụ bên góc phải phía trên, một cửa sổ chứa các lựa chọn mở rộng sẽ hiện lên. Bạn có thể trực tiếp chọn đoạn văn mở rộng và thay thế đoạn văn ban đầu bằng cách nhấp vào nút “Replace Original”:
Mình nhận thấy đây là một công cụ cực kỳ hữu ích để làm phong phú thêm nội dung của bài đăng, đồng thời cũng sẽ giúp người dùng nâng cao vốn từ và kỹ năng viết.
2. Tiện ích mở rộng CopySmith
Bên cạnh website, CopySmith đã phát triển tiện ích mở rộng Copysmith do nền tảng Chrome, giúp người dùng tạo content tức thì từ bất kỳ website nào với bất kỳ ngôn ngữ nào. Đây là một tiện ích tuyệt vời dành cho những copywriter để tạo ra những content unique cho các bài quảng cáo.
Cùng lướt qua một chút cách sử dụng tiện ích CopySmith này nhé:
Đầu tiên, bạn vào cửa hàng Chrome trực tuyến và tìm tiện ích CopySmith và nhấp “Add to Chrome”:
Sau khi download và ghim tiện ích lên thanh công cụ, bạn có thể sử dụng CopySmith trực tiếp mà không cần phải vào website. Nhớ đăng nhập tài khoản để sử dụng công cụ.
Các bước tạo lập content cũng tương tự như khi sử dụng công cụ trên website, đó là chọn templates, nhập thông tin cần thiết và tải file CSV kết quả để trực tiếp thêm content vào website của bạn.
Tuy nhiên, hiện tại tiện ích CopySmith chỉ bao gồm các templates Taglines, Product Description, Ad Headlines, Ad Ideas và Content Rewriter. Để tạo content cho các mục đích khác, bạn vẫn cần phải truy cập vào website CopySmith.
3. Một số mẹo khi tạo content với CopySmith
Như mình đã nói ở các phần trước, CopySmith sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực nếu bạn biết cách sử dụng hiệu quả và tối ưu. Thông qua kinh nghiệm cá nhân và tìm hiểu ở mục Tutorials, mình sẽ chia sẻ một số mẹo để nâng cao hiệu quả khi sử dụng CopySmith trong việc tạo lập content.
- Chi tiết hoá phần “Add an example intro paragraph”
Ở mục hướng dẫn tạo content cho blog, mình đã đề cập đến việc chi tiết phần viết đoạn văn giới thiệu mẫu. Đây là phần quan trọng nhất và cần được trình bày kỹ lưỡng, đầy đủ mọi ý tưởng mà bạn muốn đưa vào bài viết.
Việc chi tiết hoá phần giới thiệu không chỉ giúp CopySmith cho ra đời một content đủ ý mà còn là cơ sở để công cụ triển khai content theo giọng văn của chính bạn. Nhờ đó, content được tạo ra từ AI không còn đơn giản chỉ là những đoạn văn máy móc khô khan mà thực sự mang dấu ấn cá nhân của người sử dụng.
Hơn thế nữa, nội dung bạn cung cấp mà CopySmith phải xử lý càng nhiều thì content cho ra đời sẽ càng ngắn gọn. Khi đó, bạn sẽ có nhiều lựa chọn chỉnh sửa và mở rộng các đoạn văn hơn. Giới hạn tối thiểu của đoạn giới thiệu là 40 từ, nhưng độ dài từ 120-150 từ là lý tưởng nhất.
- Tối ưu hoá SEO
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của content marketing là SEO. Một số tempates yêu cầu cung cấp keywords để tối ưu hoá SEO, một số thì không. Nhưng bạn vẫn nên chú ý sử dụng các keywords mà bạn muốn sử dụng để đưa content lên xếp hạng các công cụ tìm kiếm.
Việc nghiên cứu từ khoá và tối ưu hoá SEO bằng cách sử dụng các keywords cần thiết trong phần nhập đoạn văn giới thiệu để chúng xuất hiện trong content mà CopySmith tạo lập.
- Sử dụng đồng thời nhiều templates
Mỗi mảng content của CopySmith đều có rất nhiều templates và bạn có thể sử dụng đồng thời các templates này cho một dự án content. Chẳng hạn kết hợp các templates Blog Ideas để lên ý tưởng, Blog Intro để viết đoạn đầu của bài viết và Blog Outline để lên dàn ý cho bài viết. Từ đó, bạn có thể sử dụng templates Blog Post để tạo ra một bài đăng thống nhất chặt chẽ từ những ý tưởng sơ khai ban đầu.
- Tận dụng các tính năng Content Rewriter và Bullet Point Expander khi tạo bài đăng trên blog
Content Rewriter và Bullet Point Expander là hai công cụ mà mình đã đề cập ở phần hướng dẫn tạo content blog. Đây là hai tính năng cực kỳ thú vị giúp đa dạng hoá content của bạn.
Với Content Rewriter, bạn có thể diễn đạt lại các đoạn văn (tối đa 400 ký tự). Còn Bullet Point Expander cho phép bạn mở rộng ý của cụm từ hoặc đoạn văn có độ dài dưới 150 ký tự.
Mình nghĩ nếu sử dụng khéo léo, bạn không chỉ có thể tạo ra nhiều content cho cùng một chủ đề, mà còn nhờ đó nâng cao kỹ năng viết của mình và trau dồi thêm vốn từ tiếng Anh.
Đánh giá CopySmith | CopySmith review
1. Ưu điểm
- Tính năng đa dạng
Mình đánh giá khá cao với các tính năng của CopySmith. Đây gần như là công cụ tự động hoá content marketing một cách hệ thống và chi tiết từ việc lên ý tưởng, dàn ý, tạo lập content chi tiết cho đến xây dựng thương hiệu.
Đúng như những gì mình mong đợi cho một công cụ hỗ trợ Inbound Marketing, với CopySmith, bạn không chỉ có thể tạo ra những content máy móc mà còn có thể cá nhân hoá content với các công cụ hỗ trợ đa dạng và hữu ích, lên kế hoạch xây dựng thương hiệu và sử dụng content có giá trị chuyển đổi cao, lâu dài.
- Hiệu quả sử dụng tốt
Với công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, content mà CopySmith tạo lập không hề máy móc, khô khan. Khả năng cá nhân hoá và mô phỏng văn phong người dùng của công cụ khá ấn tượng, content được tạo lập cũng rất phong phú và hoàn toàn có thể thay thế content do người viết.
Năng suất của công cụ cũng rất tốt, chỉ với một ý tưởng, nếu khéo léo sử dụng các công cụ hỗ trợ chỉnh sửa, bạn có thể tạo ra nhiều hơn một content. Thay đổi một chút thông tin, số content được tạo sẽ ngày càng nhiều. Và tất nhiên chất lượng của content là điều không thể chối cãi.
CopySmith có thể là một trong số ít các công cụ hỗ trợ content marketing, thế nên có thể chúng ta vẫn chưa quen với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc đòi hỏi óc sáng tạo như thế này.
Hiểu được điều đó, CopySmith có hẳn một mục Resources với các tài nguyên và Tutorials trình bày hướng dẫn chi tiết các cách sử dụng công cụ và hỗ trợ chăm sóc khách hàng thông qua kênh chat trực tuyến ở góc phải bên dưới màn hình:
2. Hạn chế
- Content Tiếng Việt chưa tối ưu
Mình khá hụt hẫng khi biết rằng CopySmith chỉ tối ưu hoá content viết bằng tiếng Anh và hỗ trợ ngôn ngữ Q1. Bạn có thể chọn ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng kết quả nhận được tương đương với sử dụng Google Dịch vậy.
- Chi phí khá tốn kém
Mình không phủ nhận CopySmith là một công cụ tốt và hiệu quả mà nó đem lại là rất tốt. Nhưng sẽ khá mạo hiểm nếu bỏ ra một số tiền hơn 10 triệu ($600 cho gói Professional hàng năm) để sử dụng.
Vì sao mình lại đề cập tới gói Professional hàng năm mà không phải gói Starter hay các gói hàng tháng khác. Bởi vì CopySmith được xây dựng theo hướng Inbound Marketing, tức là marketing mang lại hiệu quả lâu dài chứ không phải tức thì, vậy nên để sử dụng tối ưu các tính năng của công cụ thì việc chọn gói Professional hàng năm là tốt nhất. Các gói hàng tháng thường chỉ để thử nghiệm những phần tức thời và khó thấy được hiệu quả trong một sớm một chiều, và phải mất đến 500.000đ cho một tháng với rất nhiều giới hạn về tính năng sử dụng.
Lơi khuyên của mình là hãy thử trải nghiệm và cân nhắc cũng như tìm hiểu thật kỹ các phương pháp sử dụng công cụ trước khi quyết định mua tài khoản CopySmith.
Xem thêm: Nichesss là gì? Hướng dẫn sử dụng Nichesss-AI Marketing Copy Tool
Có nên mua tài khoản CopySmith?
Có thể nói, về mảng content marketing bằng tiếng Anh, CopySmith là một công cụ tuyệt vời với rất nhiều tính năng giúp đơn giản hoá quá trình tạo lập content và marketing, giúp chia sẻ rất nhiều khối lượng công việc của các copywriter. Tuy tiếng Việt không phải là ngôn ngữ tối ưu của CopySmith, nhưng nếu bạn có nhu cầu quốc tế hoá doanh nghiệp và sản phẩm của mình thì tạo content tiếng Anh bằng công cụ này là một ý tưởng tuyệt vời, vì chi phí cho copywriter ngoại ngữ sẽ không bao giờ thấp hơn copywriter tiếng Việt!
Q.Hoa